Thứ Ba, 30/11/2021 16:39

Mỹ tăng thuế chống bán phá giá với tôm từ Ấn Độ

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã quyết định tăng thuế chống bán phá giá với tôm nhập khẩu từ Ấn Độ, từ 3.06% lên 7.15%.

Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 15 (POR 15) về thuế chống bán phá giá đối với tôm nước ấm đông lạnh từ Ấn Độ. Theo đó, thuế chống bán phá giá với Ấn Độ nâng lên mức 7.15%, cao hơn mức 3.06% trong lần rà soát thứ 14.

Với quyết định trên, các công ty của Mỹ khi nhập khẩu tôm từ các công ty Ấn Độ bị xem xét hành chính sẽ bị yêu cầu trả thêm thuế chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu trong giai đoạn từ 01/02/2019 đến 31/01/2020. Sau đó, các công ty của Mỹ sẽ tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá và phải đặt cọc bằng tiền mặt ở mức 7.15% đối với tôm nhập khẩu từ Ấn Độ trong tương lai (nếu có).

Lĩnh vực hải sản của Ấn Độ có thể bị tác động bởi động thái nâng thuế chống bán phá giá từ Bộ Thương mại Mỹ.

Kim ngạch xuất khẩu hải sản của Ấn Độ giảm cả về khối lượng lẫn giá trị trong năm tài khóa gần nhất khi nhu cầu ở nhiều thị trường nước ngoài suy giảm vì Covid-19. Giá trị xuất khẩu hải sản của Ấn Độ ở mức 5.96 tỷ USD trong năm tài khóa gần nhất. Trong đó, xuất khẩu tôm đông lạnh chiếm gần 74.31% giá trị xuất khẩu hải sản của Ấn Độ. Phần lớn tôm Ấn Độ được xuất khẩu tới Mỹ.

Việt Nam hưởng lợi?

Việc Mỹ tăng thuế với tôm từ Ấn Độ được kỳ vọng tạo cơ hội cho các quốc gia khác tăng xuất khẩu sang Mỹ. Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Thái Lan là những nguồn cung cấp tôm lớn cho Mỹ trong 9 tháng đầu năm nay.

Các quan chức tại Hiệp hội các nhà xuất khẩu Hải sản cho biết việc Mỹ tăng thuế chống bán phá giá với tôm Ấn Độ sẽ tạo cú huých cho Việt Nam vì thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ và Việt Nam. Tuy nhiên, biến chủng mới Omicron đang phủ bóng đen lên triển vọng của ngành đang hồi phục trong thời gian gần đây khi các nước bắt đầu nới lỏng biện pháp kiểm soát dịch.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm tháng 10 đạt 425.3 triệu USD, giảm nhẹ 1.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được coi là tín hiệu phục hồi khi tháng 8 và 9 xuất khẩu tôm liên tục giảm mạnh.

Tại thị trường Mỹ, xuất khẩu tôm tháng 10 của Việt Nam đạt hơn 117 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 10 tháng đạt 892.7 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ 2020. Hiện thị trường Mỹ cần nhiều tôm thịt tươi và động lạnh của Việt Nam. Do đó, dự báo những tháng cuối năm xuất khẩu tôm sang thị trường này tiếp tục tăng mạnh.

Vũ Hạo

FILI

Các tin tức khác

>   CEO Moderna: Biến chủng Omicron có thể làm giảm độ hiệu quả của các vắc-xin hiện tại  (30/11/2021)

>   Biến chủng Omicron làm triển vọng lạm phát của các NHTW trở nên mù mờ (30/11/2021)

>   Chuyên gia Đức: Biến thể Omicron có thể là tin tốt! (30/11/2021)

>   Thái Lan muốn mở “du lịch tiền ảo” để cứu nền kinh tế (30/11/2021)

>   5 vấn đề nhức nhối nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt trong năm tới (30/11/2021)

>   Chỉ vừa xuất hiện, biến chủng Omicron đã làm chao đảo cả thế giới (30/11/2021)

>   Mỹ cùng nhiều quốc gia xả dự trữ dầu: Giá dầu sẽ xuống thang? (29/11/2021)

>   Các nhà bán lẻ nhỏ sẽ ‘mất’ Giáng sinh vì những nhà bán lẻ lớn? (29/11/2021)

>   Năm vấn đề lớn của ngành công nghệ Trung Quốc trong năm 2022 (28/11/2021)

>   Các nước chưa kịp đóng cửa, biến chủng Omicron đã xâm nhập (28/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật