Thứ Năm, 04/11/2021 08:54

Khoảng 1 triệu lao động ở TP.HCM và Bình Dương đã trở lại làm việc

Hơn 250.000 lao động ở TP.HCM và khoảng 724.000 người ở Bình Dương đã quay trở lại làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Tính tới ngày 30/10, số lượng doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP.HCM đã quay trở lại hoạt động là 1.430/1.500 đơn vị (chiếm tỷ lệ 95,33%), với số lao động làm việc là 256.356 người (chiếm 76,3%).

Đó là báo cáo của đại diện Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất TP.HCM tại hội nghị trực tuyến của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với một số địa phương trọng điểm về các giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động được tổ chức trong ngày 3/11.

Đại diện Ban quản lý trên còn cho biết do các doanh nghiệp vẫn đang phải thích ứng từng bước theo bộ tiêu chí sản xuất an toàn của TP.HCM nên các nhà máy, xí nghiệp vẫn chưa trở lại sản xuất 100% mà phổ biến mới đạt 50-70%.

Hiện thành phố này cũng đang tìm kiếm nguồn lao động thông qua phối hợp với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tham gia các sàn giao dịch việc làm trực tuyến trong tháng 10 và tháng 11.

Trong khi đó đại diện tỉnh Bình Dương cho biết hiện có 4.504 doanh nghiệp đăng ký và hoạt động sản xuất theo phương án “3 tại chỗ, “1 cung đường 2 địa điểm”, “3 xanh” với tổng số lao động làm việc trên 724.000 người.

Tỉnh này đang xây dựng cơ chế thông thoáng, thuận lợi về đăng ký phương án hoạt động sản xuất nên từ giữa tháng 11, số doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh dự báo đạt trên 80%, tương ứng với gần 1,06 triệu lao động sẽ trở lại làm việc.

Trở lại làm việc, hoạt động sản xuất sau giãn cách, thị trường lao động ảnh 1

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chủ trì cuộc họp. Ảnh: Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định sau hơn một tháng kết thúc giãn cách, các địa phương đã trở lại trạng thái bình thường mới trên tinh thần thích ứng linh hoạt, an toàn, hiệu quả. Nhìn chung có 70-75% doanh nghiệp và người lao động quay trở lại làm việc, đặc biệt có những địa phương đạt tỷ lệ trên 90%.

Ông nói thêm nếu như tình hình dịch bệnh được kiểm soát ổn định như hiện tại, thêm vào đó tiến độ triển khai tiêm vaccine được đẩy nhanh hơn, thì có khả năng trong cuối quý I, đầu quý II năm 2022 tình hình lao động, việc làm của các địa phương sẽ được khôi phục lại như trước bùng phát dịch.

Đối với việc người lao động di chuyển về quê, vị lãnh đạo lưu ý lượng người trở về tương đối lớn nhưng tập trung chủ yếu vào khu vực lao động phi chính thức, lao động tự do. Do đó các địa phương một mặt phải tiếp nhận người dân cũng cần có chính sách tạo việc làm để thu hút người lao động quay trở lại làm việc.

Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị chức năng đánh giá tình hình và chuẩn bị báo cáo trên cơ sở thực tiễn về đề án chương trình phục hồi lao động, phải viết một cách chính xác, không bệnh thành tích, không thồi phồng vấn đề lên.

“Việc phục hồi, chúng ta phải xác định là phục hồi dần dần, không phải là 100% được ngay. Ví dụ có những đơn vị chỉ có nhu cầu 50% hoặc 70% việc làm thôi, do đó thiếu lao động nhưng không trầm trọng”, ông Dung nhấn mạnh.

Huy Lê

ZING

Các tin tức khác

>   Khởi tố, bắt giam nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn (04/11/2021)

>   Thu hút kinh tế tư nhân đầu tư vào tăng trưởng xanh (03/11/2021)

>   Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT xác minh, xử lý vụ 2 máy bay va nhau (03/11/2021)

>   Tôi không thể tin những gì đang diễn ra trước mắt mình (03/11/2021)

>   Chính phủ đồng ý thí điểm 3 giai đoạn đón khách quốc tế (03/11/2021)

>   Ngành nào được hưởng lợi nếu 800,000 tỷ đồng được bơm vào nền kinh tế? (03/11/2021)

>   Tập đoàn Nike cam kết tiếp tục đầu tư và mở rộng sản xuất tại Việt Nam (03/11/2021)

>   Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế (03/11/2021)

>   Thu hút FDI từ châu Âu: Giải quyết tồn đọng, chú ý đến yêu cầu của nhà đầu tư (02/11/2021)

>   Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhiều công trình lưới điện cao áp khu vực miền Nam (02/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật