Thứ Tư, 10/11/2021 15:35

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Hỗ trợ trẻ em mồ côi do dịch mức tiền 1.8-5 triệu đồng

Chiều 10/11, sau Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung là thành viên Chính phủ thứ hai đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn về các vấn đề xoay quanh việc thực hiện các gói hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi COVID-19,... Ảnh VGP/Nhật Bắc

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga về giải pháp chăm sóc trẻ mồ côi do Covid-19, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết do tác động của dịch, thế giới có 1.5 triệu trẻ em mồ côi, trong khi Việt Nam có 2,532 trẻ mồ côi với 81 trẻ mất cả cha và mẹ vì dịch bệnh.

Thời gian qua, Bộ đã chủ động ban hành chính sách liên quan trẻ em nói riêng và đối tượng bảo trợ xã hội nói chung, ban hành Nghị quyết có quy định đối tượng bảo trợ trẻ em và cháu mồ côi.

Trước khi ban hành chính sách, Bộ có tham khảo mức chung hỗ trợ của quốc tế và nhận thấy chính sách chung chăm sóc trẻ em tương đối đồng bộ, dao động khoảng 1.1-1.8 triệu đồng/trẻ. Hiện, Bộ đã ban hành chính sách hỗ trợ trẻ em dưới 4 tuổi có người đỡ đầu với mức 1.8 triệu đồng/trẻ. Ngoài ra, quyết định hỗ trợ trẻ mồ côi cả cha và mẹ là 5 triệu đồng/trẻ.

Theo ông Dung, chính sách chung nhằm đảm bảo tất cả cháu mồ côi cả cha và mẹ đều sẽ được chăm sóc dưới mái ấm gia đình, người thân. Hiện, cả 81 cháu đều sống với người thân, nếu không có người thân thì có mẹ đỡ đầu, trường hợp xấu nhất mới đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội.

Đã giải ngân 60,000 tỷ đồng tiền hỗ trợ

Đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội) hỏi về việc đối tượng của các gói hỗ trợ phục hồi sau dịch Covid-19 rất khó để tiếp cận bởi thủ tục còn rườm rà khó khăn, cử tri đề nghị cần rút ngắn thời gian và thủ tục để người dân sớm nhận được các gói hỗ trợ trên.

“Dịch bệnh và Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường việc làm, đề nghị Bộ trưởng cho biết cần đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp thế nào để thích ứng quá trình trên?”, đại biểu đặt câu hỏi.

Trả lời vấn đề này, ông Dung cho biết qua đánh giá các chính sách hỗ trợ của Nhà nước hầu hết đi vào cuộc sống, đã giải ngân khoảng 60,000 tỷ, hỗ trợ được 40 triệu lượt người và 0.5 triệu đơn vị sử dụng lao động. Việc hỗ trợ công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

“Tuy nhiên, do giãn cách xã hội và số lượng người quá lớn cùng thời điểm tính chất cấp bách. Khâu tổ chức thực hiện, ngành còn điều này điều kia do đó có khuyết điểm như người dân chậm được nhận, một số chưa được nhận, thậm chí còn có phát nhầm, nhận nhầm”, ông Dung nói.

Cùng với chính sách của Trung ương, các địa phương làm cơ sở ban hành chính sách khác, huy động nguồn lực xã hội, hỗ trợ cho người dân.

Không có chuyện phát nhầm hỗ trợ cho 22,000 trường hợp ở Bình Dương

Về việc phát hỗ trợ cho người chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, một địa phương đã phát nhầm cho 22,000 trường hợp, đại biểu Vương Thị Hương (đoàn Hà Giang) đặt câu hỏi Bộ trưởng Đào Ngọc Dung có nắm được tình trạng này hay không và với trách nhiệm của mình, Bộ LĐTB&XH đã xử lý trường hợp này như thế nào, kết quả ra sao?

Trả lời, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định không có chuyện nhận nhầm và phát nhầm cho 22,000 trường hợp.

Ông Dung cho biết sau khi nhận thông tin qua phản ánh của báo chí, ông đã trực tiếp liên hệ với Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương và yêu cầu Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Bình Dương báo cáo. Về phía Bộ cũng đã cử một số đoàn công tác trực tiếp vào Bình Dương làm việc.

Kết quả chỉ có 1,490 trường hợp nhận nhầm. Còn về con số 22,000, ông lý giải là chính sách riêng của tỉnh Bình Dương hỗ trợ thêm cho người lao động để giảm giá nhà trọ trong lúc khó khăn với mức 800,000 đồng/người.

Khi đến trực tiếp địa bàn kê khai, nhiều người cùng khai hộ dẫn đến vọt lên con số quá lớn. Sau khi rà soát, Bình Dương phát hiện có 22,000 người trùng nhau về tên tuổi, trong đó có 1,990 đã được phát hỗ trợ với số tiền khoảng 1.6 tỷ đồng.

“Phần đông người nhận nhầm đã tự hoàn trả lại số tiền, đến nay công việc đã được giải quyết và đã thu hồi được 1.6 tỷ đồng”, Bộ trưởng Dung khẳng định.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm chính thức được quản lý giá (10/11/2021)

>   Chính phủ quyết định mở rộng hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 (10/11/2021)

>   Giá xét nghiệm SARS-CoV-2 giảm 30 - 50% (10/11/2021)

>   Sau khi tiếp xúc F0, cần bao lâu thì test mới có kết quả chính xác? (10/11/2021)

>   TP.HCM áp dụng khuyến mại đến 100% (09/11/2021)

>   Ngày 9/11 thêm 8,129 người mắc Covid-19, TP.HCM có 1,276 ca (09/11/2021)

>   Vì sao TP.HCM nóng lòng muốn đón khách quốc tế ngay trong tháng 12? (09/11/2021)

>   Bộ trưởng Y tế lý giải nguyên nhân 'loạn giá' xét nghiệm Covid-19 (09/11/2021)

>   Hàng cứu trợ về TP.HCM gần 1 tháng chưa lấy ra được, lỗi do ai? (09/11/2021)

>   Các tỉnh, thành không được yêu cầu người vào địa phương phải trình kết quả xét nghiệm (09/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật