Thứ Bảy, 06/11/2021 20:05

Bộ Công Thương nói gì về giá xăng dầu tăng phi mã?

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, giá xăng tăng mạnh nhưng vẫn thấp hơn đà tăng của thế giới do Bộ Công Thương và Bộ Tài chính sử dụng mạnh mẽ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Bộ Công Thương và các bộ liên quan đã báo cáo Chính phủ để trong năm 2021 không tăng giá điện. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trả lời câu hỏi của báo chí tại phiên họp báo thường kỳ tháng 11 do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều nay 6/11, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá về tình trạng tăng giá nguyên vật liệu vừa qua.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương thì đáng mừng là trong những tháng cuối năm 2021, chúng ta kiểm soát được bước đầu về dịch bệnh, các địa phương cũng đã nới lỏng giãn cách. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng, đặc biệt là giá nguyên liệu trên thế giới như xăng dầu, than, kể cả giá vận chuyển, không những tăng mà còn tăng rất cao. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến CPI (lạm phát). Chỉ số CPI tháng 10 giảm 2% so với tháng trước, tăng 1.67% so với tháng 12/2020, tăng 1.77% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng 2021, CPI tăng 1.81% so với cùng kỳ - đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016, lạm phát cơ bản tăng 0.84% so với cùng kỳ.

Trong cả năm 2021 này, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được mục tiêu Quốc hội đã đề ra, CPI cả năm sẽ  vào khoảng 2%. Bước sang năm 2022, trên thế giới và trong nước có thể đạt được miễn dịch cộng đồng, khiến nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, đồng thời sẽ tạo áp lực rất lớn lên lạm phát. Chắc chắn việc tăng giá các mặt hàng như xăng dầu, than… sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành cao lên, chi phí sản xuất cũng cao lên, khiến giá hàng tiêu dùng trong nước tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi chúng ta xuất khẩu sang các nước.

Để xử lý các vấn đề này, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt, rất nhiều bộ, ngành đã vào cuộc và theo chúng tôi đã có tác dụng và hiệu quả để giảm áp lực của việc tăng giá thành. Đối với mặt hàng xăng dầu, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã linh hoạt, hiệu quả sử dụng quỹ bình ổn giá. Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trên thế giới tăng 59.08-76.03%, tuy nhiên vì chúng ta sử dụng quỹ bình ổn, giá xăng dầu trong nước chỉ tăng 40.23-52.59%. Mặc dù đây vẫn là mức tăng rất cao và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và người dân, nhưng đây cũng là sự cố gắng, nỗ lực của liên Bộ và Chính phủ.

Với mặt hàng điện, chúng ta có 5 đợt hỗ trợ giảm giá trong năm 2020-2021, tổng số tiền hỗ trợ lên đến 16,650 tỷ đồng. Mặc dù, theo Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ: Khi giá các mặt hàng đầu vào tăng có thể điều chỉnh giá điện nhưng Bộ Công Thương và các bộ liên quan đã báo cáo Chính phủ để trong năm 2021 sẽ không tăng giá điện. Việc điều chỉnh trong thời gian tới như thế nào sẽ phải tính theo tình hình thực tế.

Sắp tới, chúng tôi nghĩ rằng cần phải có một số giải pháp chính để kiểm soát lạm phát, đảm bảo nguồn cung hàng hoá cho nhu cầu. Một là phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ giá cả, diễn biến, tình hình lạm phát của các nước trên thế giới, chúng ta có sự tham khảo kịp thời để đánh giá các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả và lạm phát của Việt Nam. Đặc biệt cần đánh giá nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn trong nước, để từ đó đưa ra được chính sách đối ứng cho phù hợp.

Thứ hai, cần chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hoá, giảm áp lực lạm phát, cần có thông tin kịp thời rõ ràng, chính xác về các chính sách chỉ đạo điều hành của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, nhằm loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý.

Thứ ba, dự báo giá cả nguyên liệu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, cần nỗ lực đàm phán để có được nguồn nguyên liệu thô thông qua tăng cường hợp tác từ cấp Chính phủ đến các bộ, ngành để hỗ trợ doanh nghiệp,  ký kết các hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn để đảm bảo nguyên liệu đầu vào, ổn định sản xuất, qua đó kiểm soát lạm phát cũng như đảm bảo ảnh hưởng ít nhất đến đời sống của người dân, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu giảm trong tuần qua bất chấp đà tăng trong phiên (06/11/2021)

>   OPEC+: “Khủng hoảng năng lượng không phải do chúng tôi” (05/11/2021)

>   Dầu xuống mức thấp nhất từ đầu tháng 10 sau quyết định duy trì sản lượng của OPEC+ (05/11/2021)

>   'Hạ nhiệt' giá xăng trong nước thế nào? (04/11/2021)

>   Dầu giảm hơn 2 USD khi dự trữ tại Mỹ tăng mạnh (04/11/2021)

>   Dầu Brent rớt mốc 85 USD/thùng trong phiên đầy biến động (03/11/2021)

>   Giá gas liên tục tăng: Giải pháp nào kiểm soát? (02/11/2021)

>   Giá than toàn cầu rớt mạnh khi Trung Quốc tăng sản lượng (02/11/2021)

>   Nghị định 95 của Chính phủ: Giá xăng, dầu sẽ điều chỉnh mỗi tháng ba lần (02/11/2021)

>   Dầu lại tăng nhờ triển vọng nhu cầu (02/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật