Thứ Năm, 11/11/2021 19:47

Bí thư TP.HCM nhắc nhở doanh nghiệp 'vô trách nhiệm' với công nhân

Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết thời gian qua có tình trạng doanh nghiệp "thoái thác trách nhiệm" khi công nhân trở thành F0. Ông nhấn mạnh cần khắc phục tình trạng này.

Chiều 11/11, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên dẫn đầu đoàn công tác đến kiểm tra một số doanh nghiệp, đơn vị thuộc Ban quản lý Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA). Trước đó, ông đã làm việc với Công ty PouYuen (quận Bình Tân) và Khu công nghệ cao TP.HCM (TP Thủ Đức).

Quy định rõ quy trình xử lý F0 tại doanh nghiệp

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban quản lý HEPZA, cho biết hiện nhiều cơ quan truyền thông, báo chí nêu tình trạng F0 tăng nhanh, xuất phát từ các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) gây hiểu nhầm rằng các F0 này xuất phát từ HEPZA. Trên thực tế, TP.HCM còn rất nhiều KCN, KCX nằm ngoài sự quản lý của HEPZA và F0 trong cộng đồng chủ yếu phát sinh từ nhóm này. Do đó, cách miêu tả của truyền thông khiến nhiều công nhân, doanh nghiệp trong HEPZA tâm tư.

Lắng nghe ý kiến này, Bí thư Thành ủy TP.HCM lưu ý hiện tình trạng trong dòng người di chuyển về TP.HCM có một số F0. Tuy nhiên, trong nhóm người về thành phố khó phân biệt giữa lao động ở KCN, KCX và lao động tự do.

"Chúng ta không phân tích được nên nếu tuyên truyền không khéo thì người quản lý ở KCN, KCX sẽ chạnh lòng'", ông Nên nhắc nhở.

Bí thư TP.HCM giám sát KCN, KCX ảnh 1

Bí thư Nguyễn Văn Nên kiểm tra tại KCN, KCX tại HEPZA. Ảnh: Chí Hùng.

Bí thư nhắc nhở trong thành phố hiện có tình trạng một số doanh nghiệp khi công nhân bị nhiễm thì họ muốn "thoái thác trách nhiệm" bằng nhiều cách. Ví dụ như thu dung, quản lý sơ sài để công nhân tự thoát ra khỏi khu cách ly về địa phương; hoặc có cách để đưa công nhân (là F0) về nhà.

Ông Nên nhận định cách làm này là thiếu trách nhiệm và thể hiện sự thiếu tình cảm, gắn bó với công nhân.

Nhận định đây là vấn đề cần khắc phục, Bí thư đề nghị Ban quản lý phải quy định rõ khi phát hiện F0 thì doanh nghiệp cần làm gì. HEPZA cũng cần dùng công nghệ để kiểm soát chặt chẽ F0.

Thay mặt lãnh đạo TP.HCM, Bí thư Nguyễn Văn Nên gửi lời cảm ơn tới hơn 1.700 doanh nghiệp trong HEPZA và khẳng định luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Ông ghi nhận những tâm tư, tình cảm, kiến nghị của doanh nghiệp và cho biết sẽ có phương án xử lý phù hợp.

Bí thư một lần nữa nhắc lại tinh thần xúc tiến đầu tư không ở đâu xa mà phải bắt đầu từ chính những doanh nghiệp đã và đang đồng hành cùng thành phố. "Ta đối xử với họ bằng tấm lòng mình thì còn hơn bao nhiêu cái xúc tiến", ông chia sẻ.

Doanh nghiệp xin quỹ đất xây ký túc xá công nhân

Nêu một số đề xuất, ông Hứa Quốc Hưng cho biết HEPZA còn nhiều KCN thành lập từ năm 1992, cơ sở vật chất xuống cấp, không còn mặt bằng trống để tận dụng làm nơi cách ly. Do đó, Ban quản lý KCN, KCX đề xuất thành phố sắp xếp một khu cách ly tập trung cho công nhân các KCX, KCN không có nơi cách ly. Doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ chi phí để chăm sóc người lao động, chỉ cần có nơi cách ly đủ điều kiện.

Hiện, KCX, KCN thu hút nhiều lao động ngoại tỉnh, do đó, nhu cầu về chỗ ở cho người lao động là rất lớn. Để sớm giải quyết nhu cầu về nhà lưu trú công nhân, Ban quản lý đề xuất xây dựng tạm nhà lưu trú công nhân.

Bí thư TP.HCM giám sát KCN, KCX ảnh 3

Ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban quản lý Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM. Ảnh: Chí Hùng.

Ông Murata Akinori, Chủ tịch Công ty Sài Gòn Precision, chia sẻ doanh nghiệp này cần nguồn lao động ổn định nên đang dự tính xây dựng ký túc xá cho công nhân. Tuy nhiên, quỹ đất trong KCN, KCX không còn nên doanh nghiệp này mong muốn tìm quỹ đất bên ngoài.

Lo ngại về thủ tục kéo dài, ông Akinori hy vọng cơ quan chức năng hỗ trợ tìm quỹ đất để thực hiện hóa kế hoạch này, đảm bảo nơi ở cho nhân viên.

Tại cuộc họp, đại diện các doanh nghiệp cũng kiến nghị Việt Nam sớm đẩy nhanh lộ trình mở rộng đường bay quốc tế để thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc đưa chuyên gia, người lao động ra/vào nước.

Trả lời các kiến nghị này, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết trong ngắn hạn, thành phố sẽ có giải pháp để công nhân có điều kiện sống an toàn hơn; giải pháp dài hạn là chọn nhà đầu tư xây dựng khu lưu trú công nhân.

Với đề xuất tăng chuyến bay quốc tế, ông cho biết Bộ Giao thông Vận tải đã có lộ trình đến tháng 1/2022 sẽ mở lại nhiều chuyến bay quốc tế. Ngay khi được phép, TP.HCM sẽ đáp ứng rất nhanh theo nhu cầu của doanh nghiệp, người dân.

Thu Hằng

Zing.vn

Các tin tức khác

>   Đề nghị truy tố nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường (11/11/2021)

>   Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,2 tỉ đôi giày đến hơn 150 nước (11/11/2021)

>   Mô hình CTV của Thế giới Di động ‘một đường tiến thẳng’, kỳ vọng thu 2,000 tỷ năm 2022 (11/11/2021)

>   Hàng không và du lịch sẽ bật dậy mạnh khi kinh tế phục hồi (11/11/2021)

>   Những 9x nghìn tỷ tại đế chế Vimedimex (11/11/2021)

>   Khởi tố 6 bị can nhận tiền "chạy án" cho nguyên Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức (11/11/2021)

>   Đại án gang thép Thái Nguyên: Đề nghị giảm nhẹ án cho 2 lãnh đạo Tổng công ty thép Việt Nam (11/11/2021)

>   Nền kinh tế số tại Việt Nam có thể đứng thứ 2 Đông Nam Á vào năm 2030 (11/11/2021)

>   Các DN tại Khu Công nghệ cao TPHCM khôi phục hoàn toàn vào cuối tháng 11 (10/11/2021)

>   Cảnh sát hình sự toàn quốc rà soát hoạt động từ thiện (10/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật