Thứ Hai, 18/10/2021 08:41

VNDirect: Tình hình vĩ mô dần khởi sắc, GDP năm 2022 kỳ vọng tăng trưởng 7.5%

Theo báo cáo vĩ mô cập nhật tháng 10/2021, Công ty Chứng khoán VNDirect (VNDS) dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng 7.5% vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng cao trong tất cả các ngành.

GDP quý 3/2021 không đạt kỳ vọng

Theo Tổng Cục Thống kê (TCTK), GDP của Việt Nam giảm 6.2% so cùng kỳ trong quý 3/2021, mức tăng trưởng quý thấp nhất từng được ghi nhận. Tất cả các ngành của nền kinh tế đều chịu tác động tiêu cực do dịch bệnh trong quý 3/2021. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng 1.0% so cùng kỳ trong quý 3/2021, khu vực cng nghiệp và xây dựng giảm 5.0% so cùng kỳ trong khi khu vực dịch vụ giảm 9.3% so cùng kỳ. VNDS cho rằng sự sụt giảm mạnh trong quý 3/2021 khiến tăng trưởng kinh tế khó đạt được mức dự báo 3.9% trước đó. Do đó, các chuyên gia hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 xuống 2.2%.

Các biện pháp giãn cách xã hội chặt chẽ hơn và giá vật liệu xây dựng tăng cao đã khiến cho việc thực hiện đầu tư công trong quý 3/2021 bị đình trệ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện (đầu tư công) trong giai đoạn tháng 7-9/2021 giảm 26.3% so với cùng kỳ (-0.4% so với quý trước) xuống 103.807 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2021, vốn đầu tư công thực hiện giảm 6.9% so cùng kỳ xuống 276.3 ngàn tỷ đồng (dưới mức tăng 30.6% so cùng kỳ), tương đương 57.6% kế hoạch cả năm.

Để đảo ngược xu hướng giảm, Chính phủ đã ban hành Công văn số 1082/CĐ-TTg ngày 16/8 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công đến hết năm 2021. Chính phủ đặt mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công kế hoạch 2021. Việc giải ngân đầu tư công kỳ vọng sẽ tăng tốc trong giai đoạn tháng 10-12/2021, đây có thể là động lực chính cho sự phục hồi kinh tế trong quý 4/2021.

Rủi ro lạm phát là không đáng lo ngại trong hai quý tới

Lạm phát Việt Nam đã giảm xuống 2.1% so cùng kỳ trong tháng 9 (so với 2.8% so cùng kỳ trong tháng trước). VNDS hạ dự báo lạm phát bình quân năm 2021 xuống 2.2% so cùng kỳ (+/- 0.2 điểm %). Áp lực lạm phát sẽ duy trì ở mức thấp trong hai quý tới (quys4/2021 và quý 1/2022) trước khi tăng lên kể từ quý 2/2022 do: (1) Nhu cầu trong nước phục hồi, (2) Chính phủ không còn giảm giá điện, nước và viễn thông như trong nửa cuối năm 2021 và (3) dự kiến giá năng lượng cao trong năm 2022.

Có một số trở ngại có thể cản trở sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong quý 4/2021, bao gồm tỷ lệ tiêm chủng thấp (đặc biệt là ở các vùng nông thôn), thu nhập của người lao động suy giảm trong bối cảnh đại dịch kéo dài, các biện pháp chống dịch không nhất quán và tình trạng thiếu hụt lao động ở các tỉnh miền Nam.

Lạc quan về triển vọng kinh tế trong năm 2022

Theo dự báo của VNDS, GDP của Việt Nam sẽ tăng 7.5% vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng cao trong tất cả các ngành. Dự báo này dựa trên 4 giả định chính.

Đầu tiên là kinh tế toàn cầu sẽ duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4.9% so với cùng kỳ trong năm 2022. Lưu ý, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trung bình khoảng 2.8%/năm trong giai đoạn 2016 -2019. Do đó, VNDS kỳ vọng nhu cầu duy trì ở mức cao đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022.

Thứ hai, 70-75% dân số Việt Nam sẽ được tiêm phòng đầy đủ vắc-xin ngừa Covid-19 trong nửa đầu năm 2022. Các chuyên gia kỳ vọng rằng tỷ lệ tiêm chủng cao sẽ giúp Việt Nam ngăn chặn thành công và đẩy lùi đại dịch.

Thứ ba, các chuyến bay thương mại quốc tế có thể được nối lại từ quý 1/2022, điều này sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch vào năm 2022, một trong hai động lực chính cho sự phục hồi trong ngành dịch vụ của Việt Nam, cùng với sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Cuối cùng là kỳ vọng Chính phủ sẽ duy trì các chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng cho đến ít nhất là cuối quý 2/2022 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. VNDS cũng kỳ vọng lượng vốn đầu tư công sẽ tăng lên vào năm 2022 khi Chính phủ tiếp tục đẩy nhanh việc giải ngân đầu tư công. Vốn đầu tư khu vực tư nhân cũng như vốn FDI cũng có thể phục hồi mạnh nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi hơn sau đại dịch.

Về tăng trưởng của từng ngành, VNDS kỳ vọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.8% so cùng kỳ, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8.6% so cùng kỳ và khu vực dịch vụ tăng 8.1% so cùng kỳ vào năm 2022.

Duy Na

FILI

Các tin tức khác

>   Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025: Cần mục tiêu khả thi, giải pháp cụ thể (18/10/2021)

>   Thủ tướng: 'Dịch đã được kiểm soát, từng bước chuyển trạng thái mới' (17/10/2021)

>   Bộ trưởng NguyễnThanh Long: Các địa phương cần tăng tốc tiêm chủng (17/10/2021)

>   Thủ tướng: Địa phương sáng tạo nhưng không được làm trái Trung ương (17/10/2021)

>   Tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và chống dịch: Tìm điểm cân bằng đúng (16/10/2021)

>   TP.HCM nên mạnh dạn mở cửa, chấp nhận số ca mắc tăng có kiểm soát (16/10/2021)

>   Còn dư địa tốt để tăng trần nợ công (16/10/2021)

>   Nới trần nợ công: Quyết sách cần kịp thời và linh hoạt (15/10/2021)

>   Chính phủ nới lỏng điều kiện và mở rộng đối tượng được hỗ trợ từ gói 26 ngàn tỷ (14/10/2021)

>   Thủ tướng: Nhiệm vụ trọng tâm và trước hết trong thời gian tới là phải kiểm soát được dịch (14/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật