Thứ Hai, 04/10/2021 22:04

OPEC+ giữ nguyên ý định nâng 400,000 thùng, giá dầu tăng mạnh 3%

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh nhất trí nâng sản lượng ở nhịp độ vừa phải, các đại diện của OPEC cho biết trong ngày 04/10. Đây là thông tin tích cực cho giá dầu vì trước đó, giới quan sát cho rằng OPEC+ sẽ tăng sản lượng mạnh hơn.  

Thông tin trên đã đẩy giá dầu tăng mạnh. Hợp đồng dầu WTI tương lai tăng 3% lên 78.13 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng hơn 3% lên 81.77 USD/thùng. Đà tăng của giá dầu gần đây khiến nhiều chuyên gia nghĩ rằng OPEC và các đồng minh sẽ nâng mạnh sản lượng.

Thay vào đó, liên minh OPEC+ đồng ý nâng sản lượng 400,000 thùng/ngày mỗi tháng. Đây là một phần của kế hoạch đã nhất trí trước đó giữa các thành viên.

Đầu năm 2020, các nhà sản xuất dầu khí đã ngừng cuộc chiến giá – một yếu tố đã kéo giảm giá dầu – và thay vào đó sẽ cắt giảm mạnh sản lượng, khi đại dịch Covid-19 đóng sầm cánh cửa hoạt động của các nền kinh tế và tác động tiêu cực tới nhu cầu dầu. Khi các nền kinh tế tái mở cửa trở lại, OPEC+ bắt đầu nới các biện pháp cắt giảm sản lượng. Gần đây hơn, họ nhất trí bơm 400,000 thùng/ngày mỗi tháng, với mục tiêu đưa sản lượng trở về mức trước dịch vào năm 2022.

Đà tăng của giá dầu diễn ra trong bối cảnh nhu cầu dầu tăng nhanh chóng. Các nền kinh tế bắt đầu hoạt động mạnh trở lại sau giai đoạn bị kìm hãm vì dịch bệnh. Giá khí thiên nhiên cũng tăng vọt vì nhu cầu cao hơn và hàng tồn kho thấp ở Mỹ và châu Âu. Giá than và giá khí cao, cộng với các nỗ lực cắt giảm lượng tiêu thụ điện năng, đã dẫn tới tình trạng bị cắt giảm điện năng tại Trung Quốc.

Tình trạng thiếu điện cũng thúc đẩy giá dầu, các chuyên viên phân tích cho biết. Một số nhà máy sản xuất điện (chạy bằng khí gas) trên thế giới có thể chuyển sang sử dụng dầu thô.

Saudi Arabian Oil dự báo sẽ có sự chuyển dịch tạm thời từ khí thiên nhiên sang dầu ở một số nơi và điều này có thể tăng nhu cầu dầu thêm 500,000 thùng/ngày.

Trong khi đó, các nhà khai thác dầu đá phiến tại Mỹ - vốn thường nâng sản lượng khi giá tăng - đã kìm hãm chi tiêu. Việc thiếu vắng động thái nâng sản lượng từ phía Mỹ có thể giúp OPEC+ có thể nâng sức ảnh hưởng trên thị trường dầu, Mike Muller, Trưởng khu vực châu Á tại công ty giao dịch dầu Vitol, cho biết.

Vũ Hạo (Theo WSJ)

FILI

Các tin tức khác

>   VNDirect: Giá dầu tăng mạnh thúc đẩy giá cổ phiếu dầu khí trong ngắn hạn (02/10/2021)

>   Dầu Brent vượt mức 78 USD/thùng trước thềm cuộc họp OPEC+ (02/10/2021)

>   Xuất hiện đặt cược giá dầu lên 200 USD/thùng (01/10/2021)

>   Dầu Brent tăng nhẹ (01/10/2021)

>   Gas tăng giá sốc 42,000 đồng/bình 12 kg từ ngày 1-10 (30/09/2021)

>   Khủng hoảng thiếu khí đốt đang lan rộng toàn cầu như thế nào? (30/09/2021)

>   Dầu giảm phiên thứ 2 liên tiếp (30/09/2021)

>   Dầu Brent tiến sát đỉnh 3 năm, trên 80 USD/thùng trước khi đảo chiều giảm (29/09/2021)

>   Dầu Brent vượt 80 USD giữa khủng hoảng năng lượng toàn cầu (28/09/2021)

>   Dầu tăng 5 phiên liên tiếp (28/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật