Thứ Sáu, 22/10/2021 09:00

Ngành bia rượu: Giọt sầu cay đắng quý 3

Doanh nghiệp ngành bia, rượu Việt Nam đã trải qua một quý kinh doanh đầy “cay, đắng” bởi ảnh hưởng nặng nề chưa từng có từ đại dịch Covid-19.

Biến thể Delta đã làm dịch Covid-19 bùng phát mạnh với tốc độ lây nhiễm cao gấp nhiều lần so với các biến chủng khác trước đó khiến nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận tăng trưởng âm kể từ khi công bố số liệu quý.

Để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta, TP.HCM và các tỉnh phía Nam phải thực hiện thắt chặt giãn cách xã hội “Ai ở đâu ở yên đó”. Cũng chính vì vậy, ngành bia, rượu là một trong số “nạn nhân” bị quật ngã nặng nề nhất bởi việc hạn chế đi lại của người dân đã làm doanh thu của kênh phân phối off-trade (mua từ siêu thị, cửa hàng mang về) và doanh thu tại kênh on-premise (tại chỗ) đều tụt dốc mạnh.

Theo Tổng Cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của ngành đồ uống trong tháng 9/2021 giảm mạnh 34.3% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 9 tháng đầu năm 2021 giảm nhẹ 4.2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó IIP quý 3 giảm mạnh 27.2% so với cùng kỳ. Riêng, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành bia các loại 9 tháng đầu năm 2021 giảm 40% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó quý 3/2021 giảm 32.9% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trên thực tế, một số công ty ngành bia rượu đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2021 với gam màu u tối. Điển hình là CTCP Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico, UPCoM: HNR) lỗ hơn 4 tỷ đồng trong quý 3/2021 do doanh thu giảm mạnh 41% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn hơn 13 tỷ đồng nên không đủ bù đắp các chi phí.

Chủ nhãn Vodka Hà Nội “say lỗ” kéo dài khi có 3 quý lỗ liên tiếp trong năm 2021. Do đó, doanh nghiệp sản xuất rượu này lỗ ròng 9 tháng đầu năm gần 18 tỷ đồng. Mức lỗ lũy kế tính đến cuối quý 3 vì vậy cũng tăng lên hơn 462 tỷ đồng.

Tuy không lỗ như Halico, nhưng lãi ròng của CTCP Bia Sài Gòn - Phú Thọ (UPCoM: BSP) sau quý 3/2021 đã giảm đến 98% so với cùng kỳ năm trước, còn 216 triệu đồng.

Lý giải về lợi nhuận lao dốc không phanh, BSP cho biết nguyên nhân chính là do sản xuất và tiêu thụ bia giảm dẫn đến doanh thu bán hàng giảm 32% so với cùng kỳ năm trước, còn hơn 76 tỷ đồng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các biện pháp kiểm dịch, cách ly của Nhà nước. Trong đó, sản lượng tiêu thụ bia Sài Gòn Lager giảm mạnh nhất với 3.65 triệu lít, tương đương giảm 63% so với cùng kỳ năm trước, còn hơn 2.1 triệu lít.

Đồng cảnh ngộ, CTCP Bia Hà Nội - Hải Dương (HNXHAD) ghi nhận lợi nhuận ròng chỉ còn vỏn vẹn hơn 2 tỷ đồng trong quý 3, giảm 63% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận “bốc hơi” đến từ doanh thu lao dốc 17%, chỉ còn đạt 51 tỷ đồng do tác động của dịch Covid-19 tại Hải Dương và một số địa phương khác phải thực hiện giãn cách, cách ly xã hội theo Chỉ thị 15; 16; 19 đã ảnh hưởng trực tiếp tới tiêu thụ, sản xuất kinh doanh quý 3/2021 của Công ty.

CTCP Bia Sài Gòn – Miền Trung (SMB) cũng không tránh khỏi tình cảnh lao đao với sản lượng tiêu thụ bia giảm 15 triệu lít so với cùng kỳ do ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội để chống dịch bệnh Covid-19. Vì thế, doanh thu của SMB trong quý 3 chỉ đạt hơn 220 tỷ đồng, giảm 111 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ giảm 34% so với quý 3/2020, kéo theo lợi nhuận ròng giảm 60%, xuống còn 20 tỷ đồng.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Theo ông Trần Trương Mạnh Hiếu – Trưởng phòng phân tích CTCK KIS, trong quý 3/2021, doanh thu và sản lượng của ngành bia, rượu đều bị ảnh hưởng do những quy định về giãn cách xã hội để chống dịch. Nghĩa là thường khi tụ tập ăn uống thì người dân có thói quen uống bia, rượu nên khi có quy định giãn cách xã hội là cấm tụ tập đông người như vậy sẽ làm cho doanh nghiệp không tiêu thụ được bia rượu dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp bia rượu sụt giảm. Theo đó, trong quý 4/2021, Chính phủ đã nới lỏng một số biện pháp liên quan đến giãn cách để phục hồi nền kinh tế thì doanh thu và lợi nhuận của bia rượu sẽ phục hồi.

Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng Chính phủ nới lỏng một số biện pháp nhưng không phải nới lỏng toàn bộ, có nghĩa là không thể nào được như quý 1 hay quý 2/2021 được, mà chỉ là nới lỏng một phần, vẫn còn quy định cấm tụ tập quy mô lớn, tuân thủ 5K. Điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các doanh nghiệp bia rượu trong thời gian tới. Do đó, doanh thu và lợi nhuận quý 4/2021 của doanh nghiệp bia, rượu sẽ phục hồi như không bằng quý 1 và quý 2/2021.

Bên cạnh đó, sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội trong quý 3/2021 thì nguồn thu nhập của nhiều người dân bị sụt giảm. Do vậy, sẽ ảnh hưởng nhiều đến lực cầu bia rượu của người tiêu dùng bởi vì họ sẽ giảm bớt chi tiêu để tiết kiệm hoặc dành cho nhu cầu khác quan trọng hơn. Chưa kể, ngành bia rượu còn chịu tác động của Nghị định 100 về xử lý vi phạm đối với người tham gia giao thông có sử dụng rượu bia sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bia, rượu trong dài hạn.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   DPM: BCTC Tóm tắt Hợp nhất quý 3 năm 2021 (21/10/2021)

>   Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm (IDR) ‘B’, triển vọng ổn định với Phát Đạt (22/10/2021)

>   HOSE: Số liệu quản lý sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (22/10/2021) (21/10/2021)

>   SSI: Nghị quyết HĐQT và Báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng (21/10/2021)

>   VIX: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua phương án xử lý cổ phiếu không đặt mua hết của đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng năm 2021 (21/10/2021)

>   TVSC: Đính chính nội dung BCTC riêng quý 3/2021 bản tiếng anh (21/10/2021)

>   VIX: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua phương án xử lý cổ phiếu không đặt mua hết của đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng năm 2021 (21/10/2021)

>   HTN: Điều lệ tổ chức và hoạt động sửa đổi (21/10/2021)

>   RIC: Tài liệu tổ chức ĐHĐCĐ bất thường lần 2 năm 2021 (21/10/2021)

>   HDC: BCTC quý 3 năm 2021 (21/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật