Thứ Ba, 12/10/2021 16:01

Hơn 28.2 triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 trong quý 3

Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã khiến thị trường lao động đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Tình hình lao động việc làm quý 3 trở nên tồi tệ, số người thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao chưa từng thấy.

Tổng cục Thống kê cho biết khoảng 1.3 triệu lao động đã về quê tránh dịch, tính từ tháng 7 đến 15/9.

Làn sóng dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng 4 với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm, diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe, tính mạng của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3/2021 ước tính giảm 6.17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Thị trường lao động đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng với hàng loạt kỷ lục tiêu cực được xác lập, hàng triệu lao động bị mất việc làm, bị cắt giảm thu nhập.

Tính riêng trong quý 3 năm 2021, cả nước có hơn 28.2 triệu người từ 15 tuổi trở lên hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến họ bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… So với quý trước, số lao động chịu tác động xấu bởi đại dịch Covid-19 trong quý 3 tăng thêm 15.4 triệu người. Hầu hết những người bị ảnh hưởng nằm trong độ tuổi lao động, từ 25 đến 54 tuổi, chiếm 73.3% tổng số lao động chịu ảnh hưởng.

Trong tổng số hơn 28.2 triệu người bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, có 4.7 triệu người bị mất việc, chiếm 16.5%; 14.7 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh, chiếm 51.1%; 12.0 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 42.7% và 18.9 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 67.2%.

Đáng chú ý, khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là 2 vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, lần lượt là 59.1% và 44.7%.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý 3 là 5.2 triệu đồng, giảm 877,000 đồng, so với các quý trước và so với cùng kỳ năm ngoái sụt giảm nghiêm trọng. So với quý 2/2020 (quý đã từng chứng kiến mức thu nhập bình quân “bắt đáy” do thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16), mức thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý 3 năm nay thậm chí còn thấp hơn nhiều và trở thành mức thu nhập thấp nhất được ghi nhận trong nhiều năm trở lại đây.

Hầu hết các ngành kinh tế đều ghi nhận mức sụt giảm thu nhập, trong đó, người lao động làm việc trong khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất với mức bình quân là 6.2 triệu đồng, giàm 1 triệu đồng; lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng có mức thu nhập bình quân là 5.8 triệu đồng, giảm 906,000 đồng.

Đặc biệt, lao động ở vùng Đông Nam bộ chịu tổn thương nặng nề nhất với mức thu nhập giảm sâu, thu nhập bình quân của lao động vùng này là 5.7 triệu đồng, giảm 2.4 triệu đồng (giảm tương ứng 29.8%) so với quý trước và giảm 1.9 triệu đồng (giảm tương ứng 24.9%) so với cùng kỳ năm trước. Tại tâm dịch TP.HCM, người lao động có thu nhập bình quân tháng giảm chỉ còn 5.8 triệu đồng, mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây ở địa phương này.

Tỷ lệ thiếu việc làm tại TP.HCM tăng gấp 3.6 lần Hà Nội

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lây lan nhanh và kéo dài đã làm tăng tỷ lệ và số người thiếu việc làm trong độ tuổi lên mức cao nhất. Số người thiếu việc làm quý 4 là hơn 1.8 triệu người, tăng 700,300 người so với quý 2. Tỷ lệ thiếu việc làm tăng lên tới 4.46%, đặc biệt là ở TP.HCM tăng tới 8.5%, cao hơn 3.6 lần so với thành phố Hà Nội (2.39%).

“Cùng với xu hướng tăng của tỷ lệ thiếu việc làm, diễn biến bất thường của đại dịch Covid-19 cũng đã đẩy số người thất nghiệp lên hơn 1.7 triệu người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tăng đột biến, từ 2% như thường thấy lên mức 3.98%. Tỷ lệ thất nghiệp của người trong độ tuổi lao động nói trên là mức tăng cao nhất chưa từng thấy, khiến cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động càng khó khăn hơn”, ông Nam thông tin.

Theo Vụ Thống kê dân số và lao động, trong quý 3, có khoảng 1.3 triệu lao động về quê. Hiện đơn vị này tiếp tục điều tra để đánh giá đầy đủ hơn tình trạng lao động về quê, tình hình việc làm của lao động trong những tháng cuối năm.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Nên bỏ quy định tiêm 2 mũi vắc xin mới được bay (12/10/2021)

>   Đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 9 ngày (12/10/2021)

>   Đồng Nai: Doanh nghiệp tự quyết "3 tại chỗ", dự kiến ngày 1-11 học sinh đi học lại (11/10/2021)

>   Xe cá nhân từ TP.HCM đi 4 tỉnh liền kề: Mỗi địa phương quy định 1 kiểu (11/10/2021)

>   Ngày 11/10 ghi nhận 3.619 ca mắc COVID-19, TPHCM đã chữa khỏi 232.923 trường hợp (11/10/2021)

>   Sở Công Thương TP.HCM: Chưa cho phép nhà hàng bán tại chỗ (11/10/2021)

>   Chốt phương án đi lại giữa TP.HCM và 4 tỉnh lân cận (11/10/2021)

>   Kiến nghị không cách ly tập trung với khách bay nội địa (11/10/2021)

>   Mở lại bầu trời, vẫn khổ vì quy định cách ly (11/10/2021)

>   Ngày 10/10 số ca mắc COVID-19 giảm sâu tại 41 tỉnh, thành (10/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật