Thứ Sáu, 15/10/2021 10:01

Giới đầu tư công nghệ thu lợi lớn từ các thương vụ niêm yết cổ phiếu ở Mỹ

Làn sóng chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết cổ phiếu của các công ty ở thị trường chứng khoán Mỹ đã giúp giới đầu tư và nhân viên của họ đút túi số tiền kỷ lục 582,5 tỉ đô la trong năm tài chính 2021 kết thúc vào tháng 9 vừa qua.

Các công ty khởi nghiệp (startup) trong lĩnh vực công nghệ chiếm 513,6 tỉ đô la trong con số nói trên sau khi tiến hành IPO, niêm yết cổ phiếu trực tiếp hoặc niêm yết cổ phiếu gián tiếp thông qua các công ty thâu tóm vì mục đích đặc biệt (Spac) ở Mỹ trong năm qua. Riêng trong quí 3 có đến 93 đợt niêm yết cổ phiếu tại Mỹ của các startup công nghệ, mức cao kỷ lục trong một quí.

Chỉ huy động vốn chưa đến 600 triệu đô la để phát triển kinh doanh, Coinbase, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Mỹ, mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư mạo hiểm nhờ vốn hóa thị trường cán mốc 76 tỉ đô la ngay trong ngày đầu tiên giao dịch cổ phiếu đầu tiên hồi tháng 4. Ảnh: Getty

Dữ liệu từ PitchBook cho thấy tổng số tiền thu được từ các thương vụ IPO và niêm yết cổ phiếu ở Mỹ của các startup công nghệ đã tăng gấp đôi so với năm ngoái.

Sự gia tăng của đợt niêm yết cổ phiếu công nghệ lần đầu tại Mỹ hứa hẹn mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư khác, nối dài danh sách các thương vụ IPO nóng bỏng kể từ khi startup đặt phòng trực tuyến Airbnb, startup giao đồ ăn DoorDash và startup phần mềm Snowflake gây tiếng vang nhờ giá cổ phiếu tăng mạnh sau khi niêm yết lần đầu vào năm ngoái. Ấn tượng nhất là Snowflake, công ty đã tiến hành thương vụ IPO thành công mỹ mãn hồi tháng 9 năm ngoái, với mức giá bán 120 đô la/cổ phiếu, cao hơn rất nhiều so với mức định giá ban đầu là 75-85 đô la.

Ngay trong đầu phiên giao dịch đầu tiên trên sàn chứng khoán New York , cổ phiếu Snowflake tăng lên mức 253,93 đô la, tức cao hơn gấp đôi mức giá IPO. Hiện nay, giá cổ phiếu Snowflake đang neo trên mức 300 đô la.

Giới đầu tư chỉ ra rằng khoản lợi nhuận béo bở của các “đợt thoát hàng” gần đây trong các thương vụ IPO và niêm yết cổ phiếu công nghệ ở Mỹ giải thích cho làn sóng đầu tư và thâu tóm trong lĩnh vực công nghệ tăng mạnh trong năm nay, với giá trị đã vượt 40% so với mức kỷ lục của năm ngoái.

Andrew Adams, đối tác quản lý ở quỹ đầu tư Oak HC / FT, cho biết thị trường thuận lợi đã khuyến khích một số nhà đầu tư nâng mức định giá của các startup lên cao đến mức chỉ có con đường niêm yết cổ phiếu mới tạo cho họ cơ hội khả thi để thoái vốn. “Điều này gây ra áp lực rất lớn trong việc xây dựng startup khổng lồ”, ông nói.

Trong khi việc bán cổ phiếu cho các công ty và các nhà tài trợ vốn cổ phần tư nhân chiếm phần lớn số tiền thoái vốn, các thương vụ IPO đình đám cũng giúp các công ty đầu tư mạo hiểm thu về các khoản tiền lớn. Các công ty này chọn cách thoái vốn trong những dịp như vậy để trả lại tiền mặt cho các nhà đầu tư như các quỹ hiến tặng (endowment fund) và quỹ lương hưu (pension fund).

Công ty môi giới Robinhood đã mở con đường thoái vốn lớn nhất cho các nhà đầu tư trong quí 3 sau khi hoàn thành đợt IPO với mức định giá 32 tỉ đô la. Robinhood đã huy động được khoảng 5,6 tỉ đô la từ các nhà đầu tư tư nhân trước khi niêm yết cổ phiếu, bao gồm khoản vay nợ 3,5 tỉ đô la có thể chuyển đổi sang cổ phiếu vào hồi đầu năm nay.

Hồi tháng 4, Coinbase, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất nước Mỹ, đã hoàn thành đợt niêm yết cổ phiếu trực tiếp lớn nhất trong năm cho đến thời điểm này. Vốn hóa của Coinbase cán mốc 76 tỉ đô la ngay trong ngày đầu tiên giao dịch. Coinbase huy động chưa đến 600 triệu đô la trước khi niêm yết cổ phiếu và với mức định giá cao như vậy sau lên sàn, Coinbase trở thành một trong những khoản đầu tư mạo hiểm sớm sinh lời nhất trong lịch sử.

Các nhà đầu tư mạo hiểm và những người trong nội bộ của các công ty công nghệ thường phải đợi 6 tháng sau khi niêm yết mới được phép bắt đầu bán bớt cổ phiếu. Tuy nhiên, họ không bị hạn chế về thời điểm bán cổ phiếu nếu công ty mà họ đầu tư chọn cách niêm yết cổ phiếu trực tiếp (không tiến hành IPO như thường lệ). Robinhood cũng nới lỏng hạn chế, cho phép nhân viên của công ty bán ngay tối đa 15% cổ phiếu sau khi niêm yết.

Với một loạt các công ty được hỗ trợ bởi vốn mạo hiểm hướng tới việc niêm yết cổ phiếu khi gần đây, thị trường trở nên dễ dãi tiếp nhận những công ty đang phát triển nhanh nhưng chưa tạo ra lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp.

Năm vừa qua cũng chứng kiến cơn bùng nổ niêm yết cổ phiếu thông qua các công ty Spac, bao gồm cổ phiếu của môt số startup công nghệ non với doanh thu còm cõi.

Cameron Stanfill, nhà phân tích mạo hiểm của PitchBook nhận định: “Mọi người đang đổ xô thoái vốn trước khi cánh cửa đóng sầm ngay trước mặt họ”.

Chánh Tài

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Vàng thế giới lên cao nhất trong 1 tháng (15/10/2021)

>   Dầu khởi sắc khi dự trữ tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo (15/10/2021)

>   Vàng thế giới tăng hơn 1% khi đồng USD, lãi suất giảm (14/10/2021)

>   Dầu giảm nhẹ giữa lo ngại về nhu cầu và chi phí nhiên liệu tăng cao (14/10/2021)

>   Trung Quốc thanh tra các ngân hàng, cơ quan tài chính hàng đầu (13/10/2021)

>   Vàng thế giới khởi sắc do lo ngại lạm phát tăng (13/10/2021)

>   Dầu ổn định gần mức đỉnh 3 năm (13/10/2021)

>   Ngân hàng Thế giới khuyến nghị xóa nợ cho các quốc gia thu nhập thấp (12/10/2021)

>   Vàng thế giới giảm nhẹ khi đồng USD tăng (12/10/2021)

>   Dầu tăng 1.5% lên cao nhất trong nhiều năm (12/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật