GAS dẫn dắt VN-Index vượt mốc 1,370 điểm
Sau một tuần giảm điểm, hai chỉ số thị trường đã tăng trở lại trong tuần 04-08/10. VN-Index và HNX-Index kết thúc tuần ở mức 1,372.73 điểm và 371.92 điểm, lần lượt tăng 0.49% và 0.41% so với tuần trước.
Trong khi khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE tăng mạnh 7.9% so với tuần trước, lên gần 627 triệu cp/phiên, thì thanh khoản bình quân sàn HNX lại giảm 1.81%, về mức hơn 116 triệu cp/phiên.
Với đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu dầu khí trong tuần, GAS trở thành mã dẫn dắt chính cho đà tăng của VN-Index khi lấy về cho chỉ số gần 4.7 điểm. Trong tuần, thị giá GAS tăng gần 9% sau 5 phiên giao dịch, chạm mức 112,400 đồng/cp và quay lại vùng đỉnh lịch sử hồi tháng 4/2018.
Nhóm cổ phiếu dầu khí có những chuyển biến tích cực trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng vọt do mùa đông đang đến gần nhưng liên minh OPEC+ lại giữ nguyên mức nâng sản lượng hàng tháng. Dù Chính phủ Mỹ đang cân nhắc giải phóng dự trữ dầu chiến lược để kìm hãm đà tăng của giá dầu nhưng thị trường có vẻ cho rằng chính sách này sẽ khó được thực hiện khi hợp đồng dầu WTI tương lai vào ngày thứ Sáu (08/10) vượt ngưỡng 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 11/2014.
* Yếu tố nào đang thúc giá dầu tăng mạnh?
* Mỹ cân nhắc giải phóng dự trữ dầu chiến lược để kìm đà tăng của giá dầu
* Cẩn trọng trước đà tăng nóng của cổ phiếu khí đốt
Hai cổ phiếu “họ Vin” là VIC và VHM đã có một tuần ảnh hưởng tích cực đến chỉ số khi giúp kéo tăng gần 5 điểm.
* Nên mua hay bán DGC, VHM, MSH?
Sau một tuần tiêu cực thì trong tuần qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã bắt đầu có sự phân hóa. TCB và VCB quay lại kéo tăng chỉ số với 2.7 điểm. Trong khi đó, các mã như VPB, CTG, HDB, EIB vẫn tiếp tục gây ra những tác động tiêu cực. TPB từ điểm sáng trong tuần trước đã “đổi phe” và góp mặt trong top 5 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số.
Theo Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng đã giảm hơn 21,000 ngàn tỷ đồng trong 20 ngày đầu tháng 9. Đây dường như là hệ quả của chính sách giãn cách xã hội chặt chẽ tại các tỉnh thành phía Nam, đặc biệt là trung tâm kinh tế TP.HCM, khi nhu cầu vay vốn ngày càng suy yếu vì tình hình dịch bệnh. Bên cạnh đó, một số ngân hàng rơi vào tình huống sử dụng hết hạn mức cho vay nên phải chờ được nhận chính thức chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng quý 4.
* Kích thích tín dụng cần những giải pháp đột phá
* Cần một gói kích thích kinh tế lớn cho phục hồi sau đại dịch
Một gương mặt "lạ" trong top 10 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến thị trường trong tuần qua là TGG. Cổ phiếu này giảm sàn cả 5 phiên trong tuần qua và kéo tụt chỉ số 0.09 điểm. Mới đây HĐQT TGG vừa thông qua hủy bỏ Nghị quyết HĐQT ngày 22/09/2021 về việc chốt danh sách cổ đông để thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
* TGG: Hoãn phương án phát hành riêng lẻ, ông Đỗ Thành Nhân tuyên bố xóa group cổ đông
Rổ VN30 đã có một tuần tích cực khi có đến 24 mã kéo tăng. Đứng đầu nhóm này là HPG với 6.8 điểm. Cổ phiếu của “vua thép” vẫn tăng hơn 4% sau một tuần giao dịch dù nhóm cổ đông lớn - Amersham Industries Limited đã có động thái thoái hơn 3.3 triệu cp vào cuối tháng 9.
* Nhóm cổ đông ngoại HPG bán ra hơn 3.3 triệu cp
Chiều ngược lại, trong 6 mã kéo giảm nhiều nhất có đến 5 mã ngân hàng, dẫn đầu là VPB, theo sau lần lượt là HDB, TPB, CTG và ACB. Tổng cộng, 5 mã này đã làm mất của chỉ số hơn 2 điểm.
Dù chỉ vừa giao dịch trên sàn HNX nhưng KSF đã trở thành “đầu kéo” chính của HNX-Index trong tuần qua khi mang về hơn 7 điểm. Thị giá KSF bật tăng gần 57% sau 3 phiên giao dịch đầu tiên.
>>> Xem cổ phiếu ảnh hưởng chỉ số
Hà Lễ
FILI
|