Thứ Sáu, 29/10/2021 15:55

Đóng nhiều cửa hàng Bách hóa Xanh, Thế giới Di động giảm 17% lãi ròng quý 3

CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HOSEMWG) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3/2021 với doanh thu thuần trên 24,333 tỷ đồng và lãi ròng trên 785 tỷ đồng, giảm lần lượt 5% và 17% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý 3, doanh thu thuần của MWG giảm 5% so cùng kỳ, còn 24,333 tỷ đồng. Nhờ giá vốn hàng bán giảm mạnh hơn (-9%), nên lợi nhuận gộp tăng 6%, lên mức 6,089 tỷ đồng. Biên lãi gộp nhích nhẹ từ 22.3% lên 25%.

Riêng tháng 9/2021, doanh thu thuần đạt 8,325 tỷ đồng và LNST gần 333 tỷ đồng, tăng lần lượt 28% và 50% so với tháng 8 sau khi các cửa hàng được phép hoạt động trở lại tại một số tỉnh thành.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng 12% so cùng kỳ, lên mức 289 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng đến 25%, ghi nhận gần 165 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí lãi vay. Các khoản chi phí khác đều tăng như chi phí bán hàng (+14%), chi phí quản lý doanh nghiệp (+16%).

Kết quả, MWG báo lãi ròng quý 3 giảm 17% so cùng kỳ, chỉ còn hơn 785 tỷ đồng, do tác động của đợt dịch Covid-19 vừa qua.

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3/2021 của MWG. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2021 của MWG

Lũy kế 9 tháng đầu năm, MWG ghi nhận doanh thu thuần tăng 7% so cùng kỳ, đạt 86,820 tỷ đồng. Doanh thu online đóng góp gần 9,320 tỷ đồng, tăng 29%.

Trong cơ cấu doanh thu 9 tháng đầu năm, Điện máy Xanh (ĐMX) đóng góp phần lớn khi chiếm 50% dù tăng trưởng âm 2% so cùng kỳ.

Thế giới Di động (TGDĐ) và ĐMX đóng góp 63,900 tỷ đồng doanh thu lũy kế 9 tháng, giảm 3% so cùng kỳ.

Trong bối cảnh khoảng 60% tổng số điểm bán trên toàn quốc phải tạm đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng trong tháng 9, hai chuỗi này mang về hơn 6,300 tỷ đồng, tương đương khôi phục gần 80% mức doanh số bình quân thời điểm trước dịch.

Tại những địa phương siết chặt giãn cách xã hội, hầu hết cửa hàng phải tạm đóng hoặc hạn chế bán hàng đều ghi nhận lỗ và chi phí vận hành của hệ thống được gánh vác bởi các khu vực ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Chuỗi siêu thị Bách hóa Xanh (BHX) - dù vướng nhiều lùm xùm với khách hàng trong mùa dịch - vẫn có mức tăng trưởng 50%, ghi nhận doanh thu lũy kế 9 tháng hơn 22,600 tỷ đồng, song chỉ chiếm 26% trong cơ cấu doanh thu của MWG.

Trong suốt tháng 9, dưới tác động của việc giãn cách xã hội theo nguyên tắc “ai ở đâu ở yên đó” tại một số tỉnh thành, hơn 40% trên tổng số 1,934 điểm bán của BHX không thể phục vụ khách mua sắm trực tiếp tại cửa hàng và 42 điểm bán phải đóng cửa do nằm trong khu vực phong tỏa.

Kênh bán hàng qua website bachhoaxanh.com có số lượng đơn hàng lũy kế gấp 4 lần và doanh thu lũy kế gấp 5 lần cùng kỳ 2020. Tỷ trọng online trong tổng doanh thu BHX lần lượt khoảng 3% lũy kế sau 9 tháng và 5% chỉ tính riêng tháng 9.

Ở mảng kinh doanh điện máy và điện thoại tại Campuchia, Bluetronics (thương hiệu thuộc MWG) hiện có 50 cửa hàng và đóng góp 0.4% doanh thu cho MWG, nhưng lại có mức tăng trưởng doanh thu cao nhất 263%.

Với chuỗi cửa hàng ủy quyền chuyên bán sản phẩm Apple cao cấp tại Việt Nam vừa ra mắt mang tên TopzoneMWG đặt kế hoạch mở 50-60 cửa hàng từ nay đến hết quý 1/2022 để tiếp tục gia tăng thị phần bán lẻ điện thoại.

Tại ngày 30/09/2021, An Khang có 119 nhà thuốc đang hoạt động. Doanh thu lũy kế của An Khang gấp 5 lần so với 9 tháng đầu năm 2020. 

Kết quả, MWG báo lãi ròng 9 tháng đầu năm tăng 12% so cùng kỳ, ghi nhận 3,336 tỷ đồng. Với con số này, Công ty đã thực hiện được 69% kế hoạch doanh thu (125,000 tỷ đồng) và 70% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm (4,750 tỷ đồng).

Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của MWG tăng 9% so với đầu năm, ghi nhận hơn 50,121 tỷ đồng. Trong đó, hàng tồn kho chiếm 22,220 tỷ đồng, tăng 11%. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhiều nhất là thiết bị điện tử, điện thoại di động và hàng thiết bị gia dụng, thực phẩm, hàng tiêu dùng.

Tổng nợ phải trả tăng 3% so với đầu năm, ghi nhận 31,320 tỷ đồng. Trong đó, vay ngắn hạn chiếm 52% (14,165 tỷ đồng), giảm 10%, trong khi vay dài hạn gấp 3.5 lần (3,898 tỷ đồng).

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   Văn Phú - Invest báo lãi sau thuế 9 tháng tăng 11% so với cùng kỳ (29/10/2021)

>   CLL: BCTC Tóm tắt Hợp nhất quý 3 năm 2021 (29/10/2021)

>   FPTS: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua báo cáo kết quả HĐKD quý 3/2021 kế hoạch KD quý 4/2021 và thông qua việc thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng ứng trước tiền bán CK (29/10/2021)

>   C32: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2021 (29/10/2021)

>   SRC: Quyết định của HĐQT về việc thành lập Ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT (29/10/2021)

>   CEO: Báo cáo tài chính quý 3/2021 (công ty mẹ) (29/10/2021)

>   CVN: Báo cáo tài chính quý 3/2021 (công ty mẹ) (29/10/2021)

>   TCD: Nhắc nhở chậm CBTT Nghị quyết HĐQT (29/10/2021)

>   VIB: BCTC quý 3 năm 2021 (29/10/2021)

>   VIB: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2021 (29/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật