Thứ Hai, 25/10/2021 06:28

Cho mở, nhưng bán tại chỗ vẫn khó

Hàng loạt nhà hàng, quán ăn đang chờ TP.HCM cho phép mở bán tại chỗ, nhưng vẫn lo lắng vì quá nhiều điều kiện khó thực hiện.

Nhà hàng, quán ăn bị loại trừ?

Chủ chuỗi hàng H.D cho hay từ đầu tháng 10 đến nay, ông trông ngóng từng ngày được phép mở bán lại, nhưng đến nay vẫn chưa biết khi nào được “sống”.

Nhà hàng ăn uống tại TP.HCM trông chờ được bán tại chỗ Trung Dung

Theo công văn của Sở Công thương gửi UBND TP đề xuất cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được tổ chức hoạt động, nhưng trừ các loại hình kinh doanh bán bia, rượu thì các nhà hàng như của ông và thậm chí cả quán cóc vỉa hè bị loại trừ.

Ông phân tích: Những quán cóc vỉa hè bán trứng vịt lộn, khô mực chỉ 1 - 2 bàn nhỏ cho khách nhâm nhi ly bia, xị rượu nên người bán trước giờ vẫn có để sẵn sàng phục vụ. Còn nếu nhà hàng mở bán mà không có bia, rượu thì sẽ hạn chế, chưa kể nếu khách mang đến thì làm thế nào?...

“Quy định đó đã loại trừ gần như hầu hết các quán ăn hay nói cách khác là gần như vẫn chưa cho phép mở bán tại chỗ. Vì vậy, gần 300 lao động của chuỗi nhà hàng tôi vẫn tiếp tục chịu cảnh chờ”, ông cho biết và rất mong TP nếu cho mở lại hoạt động phục vụ tại chỗ, thì cho phép tất cả loại hình kinh doanh với tối đa 50% công suất để doanh nghiệp từng bước phục hồi, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Dù không thuộc dạng bị “cấm”, nhưng nhiều quán cà phê vẫn đang phân vân không biết sẽ thực hiện ra sao nếu được mở bán lại. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty XNK Vina T&T Gorup - đơn vị sở hữu hệ thống cà phê The Bunny Coffee tại TP.HCM, phân tích nếu chỉ cho hàng quán bán tại chỗ tối đa 50% công suất, không quá 2 người/bàn và khoảng cách giữa các bàn tối thiểu 2 m thì rất khó hoạt động. Ví dụ một gia đình đi cùng nhau có 3 người trở lên thì làm sao tách bàn ra? Theo quan sát của ông, thường số bàn ở những quán cà phê lớn có 3 - 4 người ngồi là tần suất nhiều nhất. Vì vậy, quy định đó không phù hợp với thực tế, nhất là với những quán cà phê có không gian rộng lớn thường là chỗ cho nhóm bạn bè có nhu cầu gặp gỡ.

Ông Nguyễn Đình Tùng nhấn mạnh: Các quy định đó khiến cho hàng quán rất hoang mang vì ranh giới giữa vi phạm và không vi phạm quy định rất mỏng manh, nhất là việc giữ khoảng cách 2 m rất khó trong cùng một không gian.

“Nếu cho phép mở bán tại chỗ thì tôi cho rằng chỉ nên quy định về công suất và phục vụ cho người có thẻ xanh Covid mà không kèm theo các điều kiện khác. Bởi hiện nay thành phố đã cho phép người dân đi lại sinh hoạt bình thường và người đã tiêm 2 mũi vắc xin hay đã khỏi bệnh như hướng dẫn của ngành y được tham gia tất cả các hoạt động. Điều này cũng tương tự nhiều nước đã thực hiện vẫn đảm bảo phòng chống dịch. Bên cạnh đó, tùy theo diện tích và loại hình ăn, uống khác nhau thì mỗi quán sẽ tự chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân viên và cả khách hàng để sắp xếp việc giãn cách, bàn ghế phù hợp cho khách hàng. Chẳng hạn như The Bunny Coffee vẫn duy trì test nhanh Covid-19 cứ 3 ngày/lần cho nhân viên phục vụ, có nhân viên kiểm tra thẻ xanh Covid, khử khuẩn, đeo khẩu trang...”, ông Tùng nói.

Mở bán khó có lời

Với tiêu chí giá thấp, phục vụ cho khách hàng phổ thông thì hệ thống Buffet 123K - Nướng ngon đến nay cũng chưa thể mở cửa trở lại sau gần 5 tháng ngừng hoạt động. Ông Nguyễn Hoàng, chủ hệ thống, cho hay đặc điểm của buffet là ăn tại chỗ nên khi nghe sắp cho mở cửa lại ông rất mừng. Nhưng nếu phải theo yêu cầu bàn cách bàn 2 m và chỉ được 2 người/bàn thì cũng khó thực hiện.

Vì thông thường nhiều gia đình hay nhóm bạn rủ đi cùng, nên số lượng nhiều hơn và họ chỉ muốn ngồi cùng với nhau. Nếu mở lại nhà hàng với các quy định đó thì số lượng khách sẽ rất hạn chế và cũng không thể có lãi. Vì vậy, ngày mở bán trở lại của hệ thống này có lẽ cũng còn lâu. Ông Dominic Vũ, Chủ tịch Liên minh Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), cũng cho rằng với quy định như kiến nghị của Sở Công thương TP.HCM thì hầu như hàng quán vẫn chưa được mở bán. Chẳng hạn, chỉ cho bán không quá 21 giờ hằng ngày, thì nhiều hàng quán cũng bị “ế khách” vì nhu cầu ăn uống bên ngoài của người dân TP kéo dài buổi tối, nhất là những ngày cuối tuần. Hay quy định bàn cách nhau 2 m thì quán ăn nhỏ chỉ với diện tích nhà phố chỉ còn phục vụ được 3 - 4 bàn, rồi mỗi bàn chỉ tối đa 2 khách thì không thể có lợi nhuận.

Trong khi đó, nếu mở cửa hoạt động lại thì các chủ quán ăn, nhà hàng sẽ phải chịu áp lực từ các chi phí khác như thuê mặt bằng, trả lương đầy đủ cho nhân viên... Ví dụ khi còn đóng cửa, phí thuê mặt bằng có thể được giảm 50 - 70%, nhưng khi mở cửa hoạt động thì tối đa cũng chỉ được giảm 20 - 30%. Nếu không được mở hẳn mà chỉ mở hé thì nhiều hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ khó càng thêm khó. Vì vậy, ông kiến nghị có thể chỉ quy định chung cho các loại hình kinh doanh ăn uống tại chỗ với công suất tối đa 50%, phục vụ người có thẻ xanh, tuân thủ 5K và đặc biệt không nên loại trừ chuyện nhà hàng có bán bia, rượu vì đó là đặc thù của ngành này.

Mai Phương

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Ngày 24/10 thêm 4.045 ca mắc COVID-19, giảm mạnh số ca tử vong (24/10/2021)

>   Chính thức công bố cấp độ dịch COVID-19 trên toàn TPHCM (24/10/2021)

>   Cần liều thuốc đặc trị vực dậy doanh nghiệp du lịch (24/10/2021)

>   Những điều hành khách cần lưu ý khi lên sân bay (23/10/2021)

>   Ngày 22.10 ghi nhận 3.985 ca mắc Covid-19 tại 50 tỉnh, thành (22/10/2021)

>   Khi giấc mơ Mỹ xa vời, đâu là điểm đến đáng kỳ vọng tiếp theo? (25/10/2021)

>   Sở Y tế TP.HCM: Dịch Covid-19 tại thành phố đang ở cấp độ 2 (22/10/2021)

>   Ghét thái độ nhân viên ngân hàng, đại gia Trung Quốc rút 18 tỷ, bắt đếm tay toàn bộ (22/10/2021)

>   Công bố cấp độ dịch Covid-19 của 63 tỉnh, thành phố (22/10/2021)

>   TP.HCM mở dần dịch vụ ăn uống tại chỗ từ tuần sau (22/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật