Thứ Năm, 21/10/2021 09:00

Các công ty khai thác than kinh doanh ảm đạm dù giá than thế giới tăng mạnh

Gần đây, nhiều nhà đầu tư đổ xô mua cổ phiếu ngành than giữa lúc cơn sốt giá than thế giới tạo nên kỳ vọng lợi nhuận bùng nổ của các công ty khai thác than trong nước. Tuy nhiên, kết quả quý 3 lại vẽ ra bức tranh hoàn toàn khác.

Làn sóng đầu cơ cổ phiếu than

Sau giai đoạn tăng mạnh, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu chững lại từ khi các cổ phiếu lớn đã dần dần “mệt mỏi”. Tuy nhiên, các nhà đầu tư – vốn đã quen với giai đoạn tỷ suất sinh lợi cao – vẫn tiếp tục cuộc săn lùng những món hời béo bở trên thị trường. Và rồi đột nhiên, họ tìm thấy câu chuyện về cơn sốt ngành than, với giá than thế giới tăng mạnh 150% từ đầu tháng 6/2021.

Đà bứt phá ấn tượng của giá than thế giới đã châm ngòi những kỳ vọng ngất ngưỡng về lợi nhuận của các công ty khai thác than trong nước. Và “ngài thị trường” tất nhiên sẵn sàng trả trước cho kỳ vọng. Hàng loạt cổ phiếu than bật tăng mạnh trong thời gian ngắn, dẫn đầu đà tăng là cổ phiếu NBC với mức nhảy vọt ấn tượng 400% chỉ trong 4 tháng.

Tuy nhiên, “việc dại dột bắt bóng khi chưa thấy hình” có thể dễ dàng đẩy nhà đầu tư rơi vào tình cảnh thua lỗ nếu thực tế không thể đáp ứng kỳ vọng.

Ngành than chưa thực sự hưởng lợi từ cơn sốt giá?

Kết quả kinh doanh quý 3 cũng hé lộ phần nào về viễn cảnh làm ăn thực tế của các công ty khai thác than. Hoạt động kinh doanh của một số công ty khai thác than không hề cải thiện như kỳ vọng, thậm chí còn thua lỗ.

Trong quý 3, Than Cao Sơn (CST) ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh hơn 192% lên 2,142 tỷ đồng, nhưng lỗ ròng gần 11 tỷ đồng. Trong khi đó, CTCP Than Núi Béo – Vinacomin (HOSE: NBC) báo doanh thu thuần giảm nhẹ xuống mức 725 tỷ đồng, còn lợi nhuận ròng giảm hơn 92% xuống 11.5 tỷ đồng.

Cả hai công ty đều ghi nhận biên lợi nhuận gộp giảm mạnh dù giá than thế giới tăng bứt phá trong quý 3. Với CST, tác động tiêu cực còn tới từ đà tăng về chi phí quản lý doanh nghiệp, từ 24 tỷ đồng lên 51 tỷ đồng.

Nguồn: BCTC quý 3 

Trong khi đó, kết quả kinh doanh của Than Mông Dương - Vinacomin (HNX: MDC) và Than Hà Lầm - Vinacomin (HNX: HLC) đều cho thấy hoạt động kinh doanh chính vẫn chưa khởi sắc. Biên lãi gộp trong quý 3/2021 của MDCHLC đều sụt giảm so cùng kỳ năm trước.

Riêng Than Cọc Sáu - Vinacomin (HNX: TC6) báo doanh thu quý 3/2021 giảm 55%, đạt 292.4 tỷ đồng. Biên lãi gộp tăng lên 9.8%. Lãi ròng quý 3 cũng chỉ hơn 400 triệu đồng.

Theo SSI Research, giá than ở Việt Nam không đồng pha với giá than thế giới do chính sách quản lý giá ở Việt Nam. Theo đó, giá than trong nước thường chỉ điều chỉnh khi có mức tăng lớn về chi phí sản xuất và thường chỉ diễn ra 3 - 4 năm/lần.

Trong năm 2021, giá than trong nước chưa điều chỉnh nhiều, mới chỉ có giá than cho sản xuất xi măng điều chỉnh tăng 9% trong tháng 8, còn giá than cho nhiệt điện vẫn giữ nguyên để giảm áp lực cho EVN khi Chính phủ đang yêu cầu hỗ trợ giá điện trong thời điểm dịch bệnh. Điều này cho thấy ngành than Việt Nam chưa hưởng lợi từ cơn sốt than thế giới.

Và khi những ảo tưởng về lợi nhuận tan biến, giá cổ phiếu cũng quay đầu giảm mạnh. Trong 1 tuần qua, cổ phiếu NBC, CST, MDCHLC đều giảm ít nhất 10%, còn TC6 sụt hơn 7%.

Vũ Hạo

FILI

Các tin tức khác

>   SCD: BCTC quý 3 năm 2021 (20/10/2021)

>   PTC: BCTC quý 3 năm 2021 (20/10/2021)

>   OCB: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2021 (20/10/2021)

>   OCB: BCTC quý 3 năm 2021 (20/10/2021)

>   LPB: BCTC quý 3 năm 2021 (20/10/2021)

>   LAF: BCTC quý 3 năm 2021 (20/10/2021)

>   KOS: BCTC quý 3 năm 2021 (20/10/2021)

>   HVX: BCTC quý 3 năm 2021 (20/10/2021)

>   HTV: BCTC Hợp nhất quý 3 năm 2021 (20/10/2021)

>   HTV: BCTC quý 3 năm 2021 (20/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật