Thứ Sáu, 17/09/2021 13:33

Tập trung tạo miễn dịch cộng đồng nên dứt điểm một nơi, rồi mới sang địa phương khác

Tính đến ngày 16-9, Bộ Y tế cho biết đã phân bổ 41 đợt vắc xin với tổng số gần 40 triệu liều. Đến nay cả nước tiêm được gần 32,4 triệu liều, đạt 82%/tổng số vắc xin đã phân bổ. Tuy nhiên nhiều tỉnh thành vẫn chưa được tiêm, vì sao?

Theo Bộ Y tế, có gần 20,4 triệu người tiêm mũi 1, gần 6 triệu người tiêm đủ 2 mũi. Tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 mũi so với dân số 18 tuổi trở lên là 37,9%.

Theo Bộ Y tế, Hà Nội đã tiêm được trên 6,12 triệu liều/tổng số 7,27 triệu liều được cấp (bao gồm cả số được tiêm tại các bệnh viện tuyến trung ương đóng tại Hà Nội); TP.HCM tiêm được 8,42 triệu liều/tổng số trên 8,82 triệu liều được cấp.

Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cũng cho biết tỉnh Long An đã tiêm được trên 1,54 triệu mũi, đạt 88,7% vắc xin phân bổ; tỉnh Bình Dương tiêm được gần 1,8 triệu mũi, đạt 80,23% vắc xin được phân bổ; tỉnh Đồng Nai đã tiêm được gần 1,8 triệu mũi, đạt 94% vắc xin phân bổ.

4/5 tỉnh thành này đã được phân bổ vắc xin đảm bảo phủ 100% mũi 1 và Bộ Y tế đang giao Cục Y tế dự phòng trước 18-9 đề xuất số lượng vắc xin mũi 2 của các tỉnh, thành phố Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, thông báo cho Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương thực hiện phân bổ cho các tỉnh thành đảm bảo tỉ lệ bao phủ.

Số vắc xin phân bổ cho 5 tỉnh thành này chiếm trên 60%/tổng số vắc xin đã phân bổ trong 41 đợt vừa qua. Trong khi nhiều tỉnh thành mới được cấp và tiêm chủng với tỷ lệ thấp.

Theo một số chuyên gia, thực tế vắc xin được đưa về Việt Nam lai rai, nhỏ giọt khi nhu cầu rất lớn, trong khi yêu cầu phải tiêm nhanh, đồng loạt, tập trung mới đạt hiệu quả cao.

Trong tình hình này, nếu không có phương án phù hợp trước tình hình này cả nước sẽ lao vào cuộc rượt bắt COVID-19 bất tận, không có điểm dừng như hiện nay.

Bác sĩ Trần Sĩ Tuấn, nguyên tổng biên tập Báo Sức khỏe & đời sống (Bộ Y tế) cho rằng: Trước mắt tập trung đạt miễn dịch cộng đồng cho TP.HCM, Hà Nội, các vùng dịch nóng, đầu mối giao thông và lần lượt cuốn chiếu theo thứ tự ưu tiên, bằng cách:

- Vắc xin về theo chuyến, vậy nên nếu ta đã tập trung tạo miễn dịch cộng đồng cho nơi nào thì nên dứt điểm nơi đó, rồi mới sang địa phương khác. Vì vắc xin phải tiêm nhanh, đồng bộ trong một thời gian ngắn ở một nơi thì mới đạt hiệu quả cao.

- Phải trên 82% dân số được tiêm ở một quốc gia, một vùng lãnh thổ thì nơi đó mới đạt miễn dịch cộng đồng với biến thể Delta. Vậy để đạt được điều này ta cần nới rộng độ tuổi tiêm từ 12 tuổi trở lên.

Ngay tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia, lứa tuổi 12 trở lên vẫn có diễn biến nặng và tử vong nếu mắc COVID-19 tuy rằng tỉ lệ có thấp hơn những độ tuổi khác. Vắc xin Pfizer đang được tiêm cho lứa tuổi này tại nhiều nước và độ an toàn cao .

Hiện nay Pfizer đang thử nghiệm vắc xin tiêm cho lứa tuổi 5-12 tuổi. Ở nhóm tuổi 12-17 Việt Nam đã đàm phán mua 20 triệu liều Pfizer dành cho lứa tuổi này và vắc xin sẽ về vào khoảng từ tháng 11-2021.

- Trước khi tiêm ta khám sàng lọc, nhưng nhiều bác sĩ, nhiều cơ sở tiêm vì muốn an tâm cho mình nên cứ bệnh nền là không tiêm. Như vậy là thực hiện không nghiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế về những trường hợp tiêm và không được tiêm đối với bệnh nền.

Nếu như vậy thì nhiều người cao tuổi, có bệnh nền sẽ rất khó tiếp cận với vắc xin, trong khi người cao tuổi có tỉ lệ có bệnh nền cao, có người 2,3 nền nhưng nếu đã điều trị ổn định thì tiêm vẫn an toàn. Đề nghi Bộ Y tế có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

- Phải đặc biệt quan tâm đến những khu vực lân cận đến những khu vực xung quanh vùng trọng điểm. Đây là vùng dịch tễ vì lượng người qua lại nhiều, vì vậy những khu vực này cũng cần đạt miễn dịch cộng đồng sớm.

- Để làm được điều này ta phải vượt qua được quan điểm "chia đồng đều". Các tỉnh chưa được tiêm để đạt miễn dịch cộng đồng cũng phải đặt lợi ích nhân dân, của dân tộc lên trên hết. Như vậy còn hơn cả nước không nơi nào đạt miễn dịch cộng đồng, cả nước có dịch.

- Các tỉnh chưa được miễn dịch cộng đồng phải ưu tiên tiêm phòng cho người trên 65 tuổi, có bệnh nền như lực lượng tuyến đầu để hạn chế ca nặng và tử vong.

- Nhanh chóng đưa vắc xin trong nước vào sản xuất nhưng phải đủ điều kiện về an toàn, độ bảo vệ và hiệu quả để ta có thể chủ động hơn trong phòng dịch.

Theo thông tin của chúng tôi, ngày mai 18-9, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh quốc gia sẽ họp phiên đánh giá thử nghiệm giữa kỳ giai đoạn 3 vắc xin Nano Covax, dời lại 3 ngày so với dự kiến trước đây Bộ Y tế đã thông báo.

Đây là phiên họp thứ 2 của Hội đồng đạo đức trong vòng chưa đầy 1 tháng (phiên trước và 22-8) về vắc xin này. Nano Covax là 1 trong số 3 vắc xin nội hoặc Việt Nam nhận chuyển giao công nghệ, và là vắc xin có tiến độ nhanh nhất trong số 3 vắc xin này. Nếu Hội đồng đạo đức thông qua, hồ sơ sẽ được chuyển sang Hội đồng tư vấn cấp phép thuốc và vắc xin.

Với vắc xin nhập khẩu, số lượng vắc xin về trong tháng 9 còn thấp và sẽ tăng nhanh hơn từ tháng 10 tới đây. Nhưng so với nhu cầu tiêm chủng thì lượng vắc xin về tính đến cuối năm chỉ đạt khoảng 2/3 so với nhu cầu.

LAN ANH ghi

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Nghe giá bánh mì, bún mang về: Tắt app nhịn luôn! (17/09/2021)

>   Chính phủ: Bộ Y tế sớm có hướng dẫn với người đã tiêm 2 mũi vắc xin (17/09/2021)

>   TPHCM cần 'vẽ lại' bản đồ chống dịch đến từng khu phố (17/09/2021)

>   Người dân và doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho trạng thái ‘bình thường mới’ tại TPHCM? (17/09/2021)

>   Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Hoàn thiện hồ sơ xem xét cấp phép khẩn cấp vaccine Nanocovax (17/09/2021)

>   Gói hỗ trợ Covid-19 TP.HCM đợt 3: Lập tổ công tác, công khai danh sách tại địa phương (16/09/2021)

>   Ngày 16/9, Việt Nam ghi nhận 10.489 ca mắc COVID-19 (16/09/2021)

>   Việt Nam tiếp nhận hơn 852.000 liều vắc xin Covid-19 AstraZeneca do Chính phủ Đức tặng (16/09/2021)

>   TP.HCM: Những điều kiện để có thẻ xanh Covid-19 (16/09/2021)

>   Trông chờ một hộ chiếu không sai sót (16/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật