Thứ Năm, 16/09/2021 12:15

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 16/09: VN-Index gặp khó tại trendline giảm ngắn hạn

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 16/09/2021, VN-Index tăng điểm nhẹ. Chỉ số đã có lúc vượt lên trên trendline giảm ngắn hạn (bắt đầu từ tháng 07/2021). Tuy nhiên, áp lực bán mạnh ở vùng giá cao đã khiến cho chỉ số thu hẹp phần lớn sắc xanh trước đó.

Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 16/09/2021, VN-Index tăng điểm nhẹ. Chỉ số đã có lúc vượt lên trên trendline giảm ngắn hạn (bắt đầu từ tháng 07/2021). Tuy nhiên, áp lực bán mạnh ở vùng giá cao đã khiến cho chỉ số thu hẹp phần lớn sắc xanh trước đó.

Nếu vượt lên trên được đường này thì chỉ số tiến lên test lại vùng 1,360-1,380 điểm (tương đương đỉnh cũ tháng 08/2021). Tuy nhiên, dải Bollinger Bands đang thu hẹp cho thấy khả năng bứt phá mạnh của chỉ số hiện đang không quá lớn.

Chỉ báo MACD vẫn duy trì tín hiệu mua. Chỉ báo Relative Strength Index đang gặp thử thách tại trendline giảm ngắn hạn từ tháng 06/2021. Nếu vượt đường này thì tình hình sẽ khả quan hơn.

Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index

Trong phiên giao dịch sáng ngày 16/09/2021, HNX-Index tiếp tục hướng tới mục tiêu là vùng 360-370 điểm (theo nguyên lý đối xứng trong phân tích kỹ thuật).

Khối lượng giao dịch duy trì ở mức cao thể hiện các nhà đầu tư đang giao dịch sôi động. Chỉ tính trong phiên sáng, khối lượng đã đạt hơn 50% phiên trước đó.

Chỉ báo MACD và chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho mua trở lại. Điều này cho thấy tình hình của chỉ số vẫn đang khả quan.

FRT - CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

Giá cổ phiếu tạo khoảng trống tăng giá (gap up/rising window) trong phiên ngày 14/09/2021 và tiến lên test lại ngưỡng Fibonacci Retracement 50%. Những cây nến Spinning Top xuất hiện liên tiếp ở kháng cự này thể hiện tâm lý nhà đầu tư vẫn đang rất giằng co.

Nếu chỉ số có thể vượt hoàn toàn mức này thì đà tăng sẽ được tiếp diễn. Khi đó, giá sẽ có thể tiến lên test ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8% (tương đương vùng 51,000-54,000). Vùng này cũng có sự hiện diện của nhiều đỉnh và đáy trong quá khứ nên người viết đánh giá đây sẽ là kháng cự khá mạnh.

Khối lượng giao dịch phục hồi trở lại. Chỉ báo MACD và Stochastic Oscillator đều xuất hiện tín hiệu mua, qua đó càng ủng hộ thêm cho khả năng bứt phá của giá cổ phiếu FRT.

PDR - CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt

Sau khi rơi khỏi vùng hỗ trợ 84,000-86,000 (đáy cũ tháng 06/2021 và đường SMA 100 ngày), giá cổ phiếu PDR tiếp tục rơi về cận dưới của kênh giá giảm (hình thành từ tháng 07/2021).

Hiện tại, trong phiên giao dịch sáng ngày 16/09/2021, đà giảm đã chững lại tại cận dưới của kênh giá trên. Nếu hỗ trợ này vẫn trụ vững thì nhịp tăng nhiều khả năng sẽ trở lại.

Chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu mua mới. Trong trường hợp tín hiệu này vẫn được giữ nguyên đến khi kết phiên và vượt vùng oversold trong những ngày tới thì tình hình sẽ tích cực hơn.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Ngày 16/09/2021: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (16/09/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 15/09: Rủi ro tăng lên (15/09/2021)

>   BCC - Kỳ vọng vào đợt sóng tăng trưởng tiếp theo (15/09/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 14/09: VN-Index đang "đi ngang" (14/09/2021)

>   Ngày 14/09/2021: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (14/09/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 13/09: Bứt phá trong phiên chiều? (13/09/2021)

>   Tuần 13-17/09/2021: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (13/09/2021)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 13-17/09/2021 (12/09/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 10/09: Các chỉ số thị trường đang giằng co (10/09/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 09/09: Phục hồi nhẹ sau khi test hỗ trợ (09/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật