Thứ Ba, 21/09/2021 13:00

Dịch Covid khiến nhiều doanh nghiệp chưa thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021

Mặc dù đã kết thúc hạn tổ chức ĐHĐCĐ thường niên nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, giãn cách xã hội kéo dài nên các doanh nghiệp phải hoãn lịch tổ chức.

Việt Nam đang phải đối mặt với làn sóng bùng phát dịch lần thứ 4 khởi nguồn từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 đến nay. Đợt dịch lần này được đánh giá khốc liệt hơn gấp nhiều lần so với các đợt trước do xuất hiện biến thể Delta. Đại dịch liên tiếp tấn công vào các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và đặc biệt là phía Nam, chẳng những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế xã hội, mà còn tác động nặng nề đến sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp khiến các kế hoạch kinh doanh rơi vào trạng thái lưng chừng. Cho nên còn rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 là điều dễ hiểu.

Khóa học Online

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

Giá cổ phiếu RẺ hay ĐẮT?

 💡 Khai giảng: 27/9/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

ĐHĐCĐ họp thường niên mỗi năm một lần. Thông thường, các cổ đông rất mong chờ đến ngày tham gia Đại hội vì đây là dịp để cổ đông có thể biết rõ hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp hiện tại cũng như những định hướng trong tương lai. Không chỉ vậy, tại cuộc họp này, cố đông có quyền chất vấn Ban lãnh đạo về những tồn tại và phát triển của doanh nghiệp…

Theo quy định, ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị quyết định gia hạn họp ĐHĐCĐ thường niên trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Thế nhưng, đã gần 9 tháng trôi qua kể từ khi kết thúc năm 2020, thay vì áp dụng hình thức tổ chức trực tuyến như nhiều đơn vị đã làm, vẫn còn rất nhiều trường hợp liên tục ra động thái trì hoãn Đại hội.

Theo dữ liệu của VietstockFinance, tính đến 17/09/2021, có tổng cộng 147 doanh nghiệp chưa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021.

Đơn cử như Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) vẫn chưa thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021. Hẳn rằng nhiều cổ đông đang trông mong về những lời chia sẻ mà bầu Đức (ông Đoàn Nguyễn Đức - Chủ tịch HAG) sẽ đưa ra tại Đại hội để vực dậy doanh nghiệp khi lỗ lũy kế đã cán mốc hơn ngàn tỷ và cổ phiếu HAG vẫn tiếp tục ở trong diện kiểm soát.

Trong diễn biến mới nhất, HĐQT HAG đã thông qua Nghị quyết chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản nhằm thông qua các nội dung như sửa đổi điều lệ, sử dụng thặng dư vốn cổ phần để xử lý lỗ lũy kế, nghiệp vụ với các bên liên quan... Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 20/08/2021.

Trước đó, HAG cho biết cuộc họp ĐHĐCĐ dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 9 tại tỉnh Gia Lai. Thời điểm cụ thể sẽ tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho cổ đông, và tuân thủ các biện pháp phòng dịch…

Một trường hợp khác, do tỷ lệ cổ đông tham dự họp không đủ để tổ chức theo Điều lệ Công ty nên cuộc họp ĐHĐCĐ của Tập đoàn Đại Dương (HOSEOGC) không thể diễn ra.

Tiếp đó, OGC dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ lần 2 vào ngày 28/05/2021 nhưng lại bất thành do từ ngày 11/05 đến nay Hà Nội liên tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 12, chỉ thị 16. OGC cho biết sẽ tiến hành thực hiện việc tổ chức ĐHĐCĐ bằng hình thức trực tuyến theo đúng trình tự, quy định khi có quyết định của Chính phủ về việc chấm dứt giãn cách xã hội trên địa bàn Hà Nội.

Cùng lý do, bất thành lần 1, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSEEIB) lại tiếp tục hoãn tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 lần thứ 2.

Trước đó, Eximbank dự kiến tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 lần thứ hai vào ngày 29/07/2021 tại Hà Nội. Tuy nhiên, gần tới ngày tổ chức, Eximbank ra thông báo do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sẽ dời cuộc họp này sang thời điểm thích hợp khi đảm bảo đủ điều kiện theo quy định.

Hay như Thực phẩm Hà Nội (UPCoM: HAF), do “im ắng” trong việc công bố thông tin họp ĐHĐCĐ năm 2021, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã đưa ra Quyết định hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu HAF trên sàn UPCoM kể từ 27/07, chỉ được giao dịch vào thứ 6 hàng tuần. Sau khi bị nhắc nhở, đơn vị đã khắc phục và công bố ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/09/2021 và thời gian họp ĐHĐCĐ dự kiến trong tháng 10.

Tương tự, Tổng CTCP Phong Phú (UPCoM: PPH), Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (UPCoM: VSF) cũng bị đưa vào diện hạn chế giao dịch do chậm trễ trong việc công bố thông tin họp Đại hội.

Bên cạnh đó, một loạt doanh nghiệp đồng loạt hoãn Đại hội và vẫn chưa có kế hoạch cụ thể tổ chức như Quốc Cường Gia Lai (HOSEQCG), Ngoại thương và Phát triển Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (HOSEFDC), Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cần Thơ (UPCoM: CCA)…

Không để cổ đông trông chờ lâu khi dịch vẫn chưa có dấu hiệu dừng, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ theo hình thức trực tuyến và dự kiến sẽ tổ chức trong cuối tháng 9 này như PGT Holdings (HNXPGT), Thực phẩm Lâm Đồng (HNXVDL)…

Ngoài ra, cũng có nhiều doanh nghiệp đã đưa ra hoạch định tổ chức ĐHĐCĐ thường niên trong tháng 10/2021 như Thủy điện Cần Đơn (HOSESJD), Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam (UPCoM: CCV), Tập đoàn Khoáng sản Á Cường (HNXACM)…

Danh sách những doanh nghiệp chưa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021
Nguồn: VietstockFinance

Tiên Tiên

FILI

Các tin tức khác

>   HOSE: Số liệu quản lý sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (21/09/2021) (20/09/2021)

>   Agriseco Research: Ngành bất động sản vẫn còn nhiều dư địa trong dài hạn (21/09/2021)

>   SSI nhận giải ngân 118 triệu USD vay tín chấp từ nhóm ngân hàng ngoại  (20/09/2021)

>   TGG chuẩn bị thoái toàn bộ vốn tại hai công ty (21/09/2021)

>   HNX: Số liệu Quản lý Sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài tại ngày 21/09/2021 (20/09/2021)

>   HNX: Số liệu Quản lý Sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài tại ngày 21/09/2021 (20/09/2021)

>   BCG: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua nội dung, tài liệu và DSCĐ thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản tháng 9/2021 (20/09/2021)

>   HPX: Quyết định của HĐQT về việc tăng vốn điều lệ công ty (20/09/2021)

>   NVB: Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc điều chỉnh phương án chào bán cổ phiếu ra công chúng năm 2021 (17/09/2021)

>   AGM: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 26 (20/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật