Thứ Sáu, 24/09/2021 10:37

Danh mục tự doanh cổ phiếu của các công ty bảo hiểm biến động thế nào trong quý 3?

Hoạt động đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường. Trong đó, ngoài đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và tiền gửi ngân hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư vào cổ phiếu niêm yết hoặc chưa niêm yết trên sàn chứng khoán để phát triển quỹ tài chính.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh chứng khoán của các doanh nghiệp bảo hiểm đều tích cực trong nửa đầu năm 2021. Theo đó, tổng lãi kinh doanh chứng khoán của 11 doanh nghiệp bảo hiểm trong nửa đầu năm 2021 đạt gần 289 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 61 tỷ đồng.

Nguồn: BCTC của các công ty bảo hiểm

Nhiều doanh nghiệp báo lãi bằng lần trong nửa đầu năm như Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC), lãi gấp 36.4 lần cùng kỳ; Tổng CTCP Bảo hiểm Hàng không (AIC), lãi gấp 28.6 lần cùng kỳ; Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (PGI), lãi gấp 15.2 lần cùng kỳ, Tổng CTCP Bảo Minh (BMI) lãi gấp 5.3 lần cùng kỳ, Tập đoàn Bảo Việt (BVH) lãi gấp 3.2 lần cùng kỳ.

Xét về tuyệt đối, BVH, VNR (Tổng CTCP Tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam) và BIC  là 3 công ty dẫn đầu lãi kinh doanh chứng khoán.

Tổng giá trị đầu tư kinh doanh chứng khoán của doanh nghiệp bảo hiểm tính đến cuối quý 2 đạt gần 2,367 tỷ đồng, giảm 14% so với đầu năm. Trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm có giá trị đầu tư kinh doanh chứng khoán giảm là MIG (-90%), BMI (-28%), BVH (-18%), PGI (-10%).

Đáng chú ý là PTI có giá trị danh mục chứng khoán gấp 8.67 lần đầu năm, lên 50 tỷ đồng. Đây là khoản đầu tư mới vào CTCP Logistics Hàng không (ALS). Trong khi đó, PTI đã bán cổ phiếu KDHCKG, giá gốc vào đầu năm của 2 khoản đầu tư này lần lượt đạt 4.5 tỷ đồng và 1.3 tỷ đồng.

Nguồn: BCTC cùa các công ty bảo hiểm

Tại thời điểm 30/06/2021, Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSEBIC) sở hữu hơn 241 tỷ đồng danh mục đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết, trong đó chủ yếu là các cổ phiếu trong nhóm VN30, giá trị danh mục này đã tăng 5% so với hồi đầu năm 2021.

Nguồn: BIC

Có thể thấy, cổ phiếu VNM đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục tự doanh cổ phiếu của BIC. Khoản đầu tư này ghi nhận tăng 17%, đem về mức lãi gần 9 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng bao gồm VCB, CTG, ACB, MBB chiếm tổng cộng khoảng 33% trong danh mục tự doanh của BIC tại thời điểm cuối tháng 6/2021.

Ngoài ra, BIC cũng nắm 654,600 cp ACV của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam – CTCP, giá trị gần 43 tỷ đồng, gấp 2.2 lần so với đầu năm do gia tăng thêm khối lượng nắm giữ gấp đôi. Khoản đầu tư này được ghi lãi hơn 3 tỷ đồng cho BIC tại thời điểm cuối quý 2/2021.

Tính đến phiên 20/09/2021, 4 cổ phiếu ngân hàng VCB, CTG, ACBMBB trong danh mục của BIC đều có thị giá giảm mạnh, lần lượt giảm 14% , 40%, 10% và 35% so với thời điểm 30/06/2021. Trong khi đó, cổ phiếu VNR có thị giá tăng mạnh nhất so với cuối tháng 6/2021, gần 55%.

Tổng CTCP Bảo Minh (HOSEBMI) sở hữu danh mục tự doanh trị giá gần 144 tỷ đồng các cổ phiếu tại thời điểm cuối quý 2/2021. Trong đó, BMI đã bán hết cổ phiếu BSR. Tại thời điểm đầu năm, Công ty ghi lỗ 3 tỷ đồng với mã này.

Nguồn: BMI

Cũng vào thời điểm 30/06/2021, nguồn lực của BMI tập trung vào cổ phiếu NOS của CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (UPCoM: NOS) với giá trị đầu tư 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, chính khoản đầu tư này khiến BMI lỗ 17.6 tỷ đồng ở thời điểm đó .

Nguồn: VietstockFinance

Tính đến thời điểm 20/09/2021, đa phần các cổ phiếu trong danh mục của BMI đều tăng giá so với cuối quý 2. Riêng 5 cổ phiếu trong danh mục này có thị giá giảm là LPB, CII, VNM, IMPPRE.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH) sở hữu danh mục hơn 1,396 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết và gần 93 tỷ đồng cổ phiếu chưa niêm yết tính đến thời điểm 30/06/2021, giảm 11% so với đầu năm. Trong đó POW, VNRMBB là những mã chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục của BVH.

Nguồn: BVH

Số liệu trình bày trên báo cáo tài chính soát xét bán niên 2021 của BVH cho thấy, Tập đoàn này phải trích lập dự phòng gần 10 tỷ đồng khi đầu tư vào cổ phiếu POW, hơn 5 tỷ đồng cho cổ phiếu CNG và hơn 8 tỷ đồng cho cổ phiếu LAS.

Nguồn: VietstockFinance

Trong danh mục của BVH, cổ phiếu VNR, LASCNG đều có thị giá tăng mạnh so với thời điểm 30/06/2021.

Nguồn: BVH

Tại thời điểm cuối tháng 6/2021, cổ phiếu MBLand, KHGCAT đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tự doanh cổ phiếu chưa niêm yết của BVH. Trong khi đó, BVH đang trích lập dự phòng cho khoản lỗ đầu tư gần 16 tỷ đồng đối với cổ phiếu của Tổng Công ty MBLand và hơn 3 tỷ đồng cho cổ phiếu CAT của CTCP Thủy sản Cà Mau. Riêng BVH đang ghi nhận giá trị đầu tư hợp lý bằng giá trị gốc là 13.2 tỷ đồng đối với cổ phiếu KHG của CTCP Bất động sản Khải Hoàn Land.

Nguồn: BLI

Danh mục cổ phiếu của Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long (BLI) có khoản đầu tư nổi bật nhất là QTP với giá gốc bằng giá trị hợp lý gần 9 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 2. Bên cạnh đó, BLI đã bán hết các cổ phiếu REE, FPT, TCBVHC (tổng giá trị hợp lý ở thời điểm đầu năm 2021 của các khoản đầu tư này đạt hơn 28 tỷ đồng).

Nguồn: VietstockFinance

Tính đến phiên 20/09/2021, 4 trong 6 mã cổ phiếu tự doanh của BLI đã tăng đáng kể so với thời điểm 30/06/2021. Riêng 3 mã VCB, MWGVHM cũng giảm đáng kể, mức giảm đều trên 10%.

Nguồn: AIC

Tổng CTCP Bảo hiểm Hàng không (UPCoM: AIC) thì sở hữu danh mục tự doanh với giá gốc gần 259 tỷ đồng và giá trị hợp lý gần 242 tỷ đồng (tại thời điểm 30/06/2021). Trong đó, chỉ duy nhất cổ phiếu VHI của CTCP Kinh doanh và Đầu tư Việt Hà là AIC không trích lập dự phòng, còn lại các mã khác như SAF, VECSAS đều phải trích dự phòng lỗ đầu tư từ 4 đến gần 7 tỷ đồng.

Nguồn: VietstockFinance

Tính đến phiên 20/09/2021, giá cổ phiếu VEC trong danh mục tự doanh của AIC đã tăng 52% so với cuối tháng 6. Đây cũng là cổ phiếu có thị giá tăng mạnh nhất trong danh mục của AIC.

Khác với các công ty bảo hiểm khác, Tổng CTCP Bảo hiểm Quân Đội (MIG) sở hữu danh mục đầu tư cô đặc hơn khi nắm 320,000 cp HAG tại thời điểm 30/06/2021, với giá trị gốc hơn 8 tỷ đồng, nhưng đang trích lập dự phòng cho khoản lỗ đầu tư này hơn 6 tỷ đồng. Trong khi đó, MIG đã bán 1.9 triệu cp VPI của CTCP Đầu tư Văn Phú với giá trị gốc hơn 84 tỷ đồng và trích lập dự phòng hơn 6 tỷ đồng.

Ái Minh

FILI

Các tin tức khác

>   HAX: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2021 (24/09/2021)

>   GIL: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2021 (24/09/2021)

>   PLP: Thông báo chốt danh sách cổ đông để tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2021 (24/09/2021)

>   TCB: Nghị quyết HĐQT về việc phê duyệt giao dịch với Người có liên quan Wincommerce và VinEco (24/09/2021)

>   MWG: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến Người nội bộ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Thế Giới Bán Lẻ, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Trần Huy và Quỹ từ thiện Mái ấm Thế Giới Di động (24/09/2021)

>   VLW: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (24/09/2021)

>   SZE: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (24/09/2021)

>   TVC: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền của cổ đông (24/09/2021)

>   TPP: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (24/09/2021)

>   BII: Nghị quyết Hội đồng quản trị (24/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật