Cổ phiếu TTF có nguy cơ bị hủy niêm yết
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) cảnh báo rằng, nếu BCTC kiểm toán năm 2021 của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (HOSE: TTF) tiếp tục có vốn chủ sở hữu âm thì cổ phiếu TTF sẽ thuộc trường hợp hủy niêm yết bắt buộc.
HOSE cho rằng, trên cơ sở TTF kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 có lãi nhưng Công ty đang lỗ lũy kế lớn, tương đương 97.8% vốn điều lệ và chưa khắc phục được tình trạng vốn chủ sở hữu âm. Do đó, HOSE tiếp tục duy trì diện kiểm soát đối với cổ phiếu TTF. Nếu BCTC kiểm toán năm 2021 của Công ty có vốn chủ sở hữu là số âm thì cổ phiếu TTF sẽ thuộc trường hợp hủy niêm yết theo quy định tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
Trước đó, ngày 24/04/2019, HOSE đã ra ra quyết định chuyển cổ phiếu TTF của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 06/05/2019 do lỗ lũy kế năm 2017 gần 1,407 tỷ đồng và lỗ ròng năm 2018 hơn 715 tỷ đồng.
Khóa học Online
PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
Giá cổ phiếu RẺ hay ĐẮT?
💡 Khai giảng: 27/9/2021
💡 Ưu đãi lên đến: 50%++
Hotline: 0908 16 98 98
>> Đăng ký ngay
|
Ngày 31/8/2021, HOSE nhận được báo cáo tài chính bán niên năm 2021 đã soát xét của TTF. Theo đó, lợi nhuận ròng trên BCTC hợp nhất là 901 triệu đồng, lỗ lũy kế tại ngày 30/06/2021 là 3,042 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tại ngày 30/06/2021 âm 553 tỷ đồng. Ngoài ra, kiểm toán viên cũng đưa ra ý kiến nhấn mạnh về khả năng hoạt động liên tục của nhóm Công ty.
Theo đó, kiểm toán nhấn mạnh tổng nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn so với tài sản ngắn hạn là hơn 1,316 tỷ đồng, cùng với khoản vay ngân hàng và bên thứ ba đã quá hạn thanh toán là hơn 124 tỷ đồng. Vì vậy, đơn vị kiểm toán cho rằng có lý do trọng yếu để nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của TTF.
Phương án khắc phục vốn chủ sở hữu âm
Trước ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán, TTF đưa ra 3 phương án khắc phục vốn chủ sở hữu âm. Trong đó:
Về hoạt động kinh doanh, TTF cho biết mục tiêu doanh số năm 2021 của Công ty là 2,025 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 59 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu đề ra, Công ty đã tiến hành tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư... và bước đầu có chuyển biến tích cực. Cụ thể, hiện tại công ty đã có đủ đơn từ các chủ đầu tư cho đến hết năm 2021 và hai nhà máy của TTF là nhà máy SOFA 1 và Nhà máy SOFA 2 đã đi vào hoạt động với công suất ổn định là 150 container/tháng với doanh số bình quân là 40 tỷ đồng/tháng và hai nhà máy này đã đủ đơn hàng từ khách để thực hiện đến cuối năm 2021.
Ngoài ra, công ty cũng đang đầu tư xây dựng Nhà máy Ván ép với công suất 9,000m3/tháng tại tỉnh Bình Định, một lợi thế của công ty là công ty có nguồn ván ép tự sản xuất để cung cấp cho Nhà máy tủ bếp.
Đồng thời, với thương hiệu gỗ Casadora (một công ty con của Công ty), Công ty hiện đang kết hợp với chuỗi bán lẻ của hệ thống Nội thất Phố Xinh mở rộng các Showroom lớn tại các thành phố lớn tại Việt Nam và tham gia vào phân khúc đồ gỗ cao cấp tại thị trường Việt Nam...
Trong năm 2021, Công ty tiếp tục tiến hành thanh lý hàng tồn kho và đặc biệt là các mặt hàng gỗ quý hiếm đã tồn đọng lâu năm trong năm 2021.
Bên cạnh phương án hoạt động kinh doanh, TTF cho biết ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 của Công ty đã thông qua phương án phát hành 100 triệu cp ưu đãi để tăng vốn điều lệ thêm 1,000 tỷ đồng. Theo đó, vốn cổ phần đăng ký của Công ty sẽ tăng từ 3,112 tỷ đồng lên 4,112 tỷ đồng. Nguồn tiền huy động sẽ trả nợ Ngân hàng TMCP Đông Á với số tiền hơn 123 tỷ đồng và bổ sung vốn lưu động. Sau khi trả nợ Ngân hàng xong, Công ty có thể vay thương mại tại Ngân hàng bình thường trở lại. Dự kiện quý 3 hoặc đầu quý 4/2021 sẽ hoàn tất việc phát hành. Sau khi hoàn tất việc tăng vốn điều lệ cùng với hoạt động sản xuất kinh cải thiện thì trong năm 2021 Công ty dự kiến sẽ khắc phục dứt điểm tình trạng vốn chủ sở hữu âm.
Ngoài ra, TTF cũng xây dựng kế hoạch chuyển nhượng vốn tại các công ty con hoạt động kém hiệu quả trong năm 2021 như CTCP Lâm Nghiệp Trường Thành (TTC), CTCP Trồng rừng Trường Thành (TTC), CTCP Trường Thành Xanh (TTG), Công ty TNHH Trồng rừng Trường Thành OJI (TTO) và thanh lý hơn 486 ha rừng trồng tại Phước An, tỉnh ĐakLak.
Khang Di
FILI
|