Thứ Tư, 22/09/2021 13:01

ADB hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2021 còn 3,8%

Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam dự kiến ​​tăng trưởng 3,8% trong năm nay, giảm so với dự báo 6,7% trước đó.

Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021 vừa công bố hôm nay 22-9, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đưa ra dự báo kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng 3,8% trong năm nay và 6,5% vào năm 2022.

Trước đó, hồi tháng 4-2021 vừa qua, ADB đã đưa ra mức dự báo là 6,7%, sau đó đến tháng 7, điều chỉnh dự báo tăng trưởng giảm còn 5,8%.

ADB hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2021 còn 3,8% - Ảnh 1.
Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, đánh giá triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn có nhiều thách thức song ADB vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn (Ảnh chụp màn hình)

Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng chậm hơn do sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19, làm gián đoạn nguồn lao động, giảm sản lượng công nghiệp và gây đứt gãy chuỗi giá trị nông nghiệp, theo báo cáo.

Tăng trưởng đã phục hồi trong nửa đầu năm 2021, chủ yếu do lưu lượng thương mại tăng cao, nhưng đã chậm lại trong nửa cuối năm do làn sóng thứ tư của đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và thị trường lao động. Lạm phát dự báo sẽ được kiềm chế trong năm 2021 và 2022 do tốc độ tăng trưởng chậm lại.

"Đại dịch Covid-19 và các đợt phong tỏa kéo dài đã làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư, hạn chế triển vọng tăng trưởng của Việt Nam"- ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam nhận định. "Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trở lại nếu đại dịch Covid-19 được kiểm soát vào cuối năm 2021 và đến quý II năm 2022 có 70% dân số cả nước được tiêm chủng".

Song theo ông Andrew: "ADB vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn". Dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam có thể đạt mức 6,5%. Tăng trưởng có thể được hỗ trợ bởi 4 yếu tố: Sự phục hồi của cầu nội địa, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng hoạt động sang các thị trường xuất khẩu mới do các hiệp định thương mại mang lại, và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn có nhiều thách thức. Rủi ro chính là đại dịch kéo dài, đặc biệt nếu tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc không tăng đáng kể. Tăng trưởng cũng phụ thuộc vào việc Chính phủ kịp thời cung cấp các mặt hàng thiết yếu, như thực phẩm và tiền mặt, cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

"Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc loại bỏ các rào cản hành chính đối với doanh nghiệp và người dân, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát đại dịch và hỗ trợ sự phục hồi bền vững của nền kinh tế trong năm nay và năm tới"- ADB nhấn mạnh.

Tin-ảnh: Dương Ngọc

Người lao động

Các tin tức khác

>   Chủ tịch nước đề nghị Ngân hàng Thế giới giúp Việt Nam tiếp cận, mua vắc xin (22/09/2021)

>   Tụt 2 bậc, Việt Nam xếp thứ 44 về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2021 (22/09/2021)

>   Mở cửa kinh tế, cẩn trọng với lạm phát (22/09/2021)

>   Chính phủ cam kết họp hàng tháng để tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất (21/09/2021)

>   COVAX cam kết sẽ tiếp tục quan tâm và phân bổ vaccine COVID-19 cho Việt Nam (21/09/2021)

>   Chủ tịch nước: Cảm ơn Cuba đã ưu tiên cung ứng vắc xin cho Việt Nam (20/09/2021)

>   3 chân kiềng để phục hồi và phát triển kinh tế (20/09/2021)

>   Hà Nội sẽ nới lỏng từng bước, cho phép các công trình xây dựng hoạt động trở lại (19/09/2021)

>   Chủ động phục hồi kinh tế theo lộ trình, có kiểm soát (18/09/2021)

>   Thủ tướng: "Mọi chính sách, pháp luật phải hướng tới người dân và doanh nghiệp" (16/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật