Thứ Năm, 09/09/2021 22:00

7 sai lầm nên tránh nếu muốn giỏi nói chuyện phiếm

Sắp phải quay lại văn phòng làm việc rồi ư? Với vai trò là người huấn luyện giao tiếp, một trong những nỗi lo mà John Bowe thường nghe mọi người nhắc đến chính là việc tương tác xã hội với những người đồng nghiệp mà họ phải gặp.

Nhưng cũng giống như việc nói chuyện trước công chúng, những cuộc trò chuyện xã giao cũng quan trọng không kém và kỹ năng nói chuyện phiếm không có liên hệ gì đến tính cách của bạn cả, mọi thứ bạn cần làm chính là học cách đồng cảm với đối phương.

Nếu bạn muốn nâng cấp kỹ năng và cảm thấy tự tin hơn, hãy tránh 7 sai lầm trong việc giao tiếp dưới đây:

1. Cho rằng không ai muốn nói chuyện với bạn cả

Nếu như bạn ngại, John có thể hiểu. Nhưng bạn không phải là người duy nhất. Nếu như bạn vẫn băn khoăn về sự thiếu tự tin hay “tự nhiên” của mình, bạn đã quên đi một thứ: Hãy ngưng nghĩ về bản thân.

Thay vào đó, hãy nghĩ rằng việc tiếp cận với người khác chính là một cử chỉ phục vụ. Sau nhiều tháng cách ly xã hội do đại dịch, những người xung quanh bạn chắc chắn sẽ sẵn lòng muốn kết nối.

2. Cắt ngang hay chen vào một cuộc trò chuyện

Thời điểm chính là mấu chốt. Nếu bạn thấy 2 hay nhiều người đang say sưa trò chuyện, có thể họ chưa sẵn lòng để bạn tham gia.

Đầu tiên, hãy đợi cho không khí tạm lắng. Sau đó khi có ai chú ý đến bạn và lý tưởng nhất là nhận được một dấu hiệu mời bạn nhập cuộc thì cơ hội của bạn đến rồi.

Cũng nên để ý giữ khoảng cách; đừng nên đứng quá gần hay quá xa. Người khác muốn nghe được những gì bạn nói. Bạn không nên nói lớn tiếng do đứng xa hay chỉ nói thỏ thẻ khi đứng quá gần.

3. Bắt đầu trò chuyện mà không có gì để nói

Nếu như khi ai đó đang có vẻ suy tư hoặc trầm ngâm, mà bạn lại tiến vào không gian cá nhân của riêng họ và lầm bầm “hey” thì đó hiếm khi là cách hay để phá vỡ bầu không khí.

Hãy thử hỏi những câu thăm dò (ví dụ “Hi, không biết mình có thể nói chuyện với bạn không? hoặc “Anh/chị ơi. Em muốn hỏi một chút có được không ạ?) và hãy đảm bảo bạn đã chuẩn bị sẵn câu hỏi hay điều cần nói trong đầu (ví dụ như “Anh/chị có cảm thấy vui không?” hoặc “Được đi làm trở lại anh/chị cảm thấy thế nào?”).

Tất cả nằm ở chỗ tạo ra một trải nghiệm dễ chịu để người khác phản hồi.

4. Đề cập đến những chủ đề gây tranh cãi

Nếu bạn đang nói chuyện với người mới quen, tốt nhất là không nên nói về những chủ đề gây tranh cãi, gây bối rối, nặng nề như phá thai hay chính trị.

Tốt hơn hết là đợi về sau hẵng chuyển hướng sang những chủ đề đó. Nhưng khi chỉ mới bắt đầu xã giao, hãy hướng tới những điều đơn giản và gần gũi nhất với cả bạn và đối phương. Có thể là loại âm nhạc mà cả hai đều nghe, món ăn mà cả hai đều thích hay biểu ngữ “Chào mừng trở lại” ở văn phòng mà hai bạn đều nhìn thấy.

5. Nói những điều khó hiểu

Một khi bạn đã kết nối với người còn lại, hãy duy trì sự kết nối đó bằng cách giữ cho cuộc trò chuyện luôn dễ hiểu.

Chẳng hạn, nếu như các bạn bất đồng về ngôn ngữ, hãy nói chậm và phát âm rõ ràng. Nếu bạn thường hay nói tiếng lóng, đừng dùng những từ mà đối phương có thể không hiểu. Nếu họ hỏi bạn làm công việc gì, đừng dành ra 5 phút để trả lời hay dùng quá nhiều từ ngữ chuyên ngành.

6. Nói quá nhiều về bản thân hay người khác

Mọi người thường nói rằng ai cũng thích nói về bản thân, và đặt câu hỏi chính là công thức bí mật cho một cuộc trò chuyện thú vị. Nhưng điều đó không đúng cho tất cả mọi người.

Không ai thích cảm giác bị chất vấn, cho nên nếu bạn cảm thấy có những câu hỏi không được đón nhận, hãy rút lại. Thay vào đó, hãy kể một câu chuyện, đưa ra một quan điểm hoặc giả là giải thoát đối phương khỏi cảm giác họ đang đóng vai chính.

Nếu bạn không nắm bắt được sở thích của đối phương, thử hỏi về những thứ mà bạn thích (như “Này, bạn có thấy chiếc áo này mắc cười không? Hay “Dạo này bạn có đi ăn nhà hàng nào mới và ngon ở quanh đây không?”)

7. Làm lãng phí thời gian của người khác

Nếu bạn đang nói chuyện với người khác, hãy chú tâm. Đừng nhìn xuống sàn hay nhìn vào người khác sau lưng họ. Hãy cất điện thoại đi. Chú tâm và dành toàn bộ sự tập trung cho đối phương.

Rất dễ để khiến đối phương cảm thấy những cuộc nói chuyện phiếm là những trải nghiệm không được trân trọng, hời hợt và không quan trọng. Nhưng mọi mối quan hệ mà bạn coi trọng về sau đều bắt đầu từ những cuộc nói chuyện đầu tiên. Vậy những cuộc nói chuyện đó có sâu sắc không? Bạn đã chữa được bệnh ung thư ư? Không. Nhưng bạn đã tạo được một kết nối độc đáo.

Tuệ Nhiên (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Việt Nam đàm phán mua thuốc Molnupiravir để điều trị Covid-19 của Ấn Độ (24/08/2021)

>   TP.HCM: 73,5% người trên 18 tuổi đã tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1, vượt chỉ tiêu (24/08/2021)

>   Đơn vị bảo trợ xã hội nào sẽ tiếp nhận người lang thang ở TP.HCM? (24/08/2021)

>   TP.HCM: Điều chỉnh, bổ sung ưu tiên một số đối tượng qua chốt không cần giấy đi đường (23/08/2021)

>   Ngày 23.8 có 10.266 ca mắc Covid-19 tại 39 tỉnh, thành (23/08/2021)

>   Việt Nam sẵn sàng sản xuất thuốc Molnupiravir thí điểm điều trị cho F0 (23/08/2021)

>   Phó thủ tướng: Tập trung toàn bộ người lang thang ở TP.HCM trong 23/8 (23/08/2021)

>   Tiếp nhận hơn 500.000 liều vaccine AstraZeneca (23/08/2021)

>   TP.HCM bổ sung một số đối tượng được ra đường từ 23/8 (23/08/2021)

>   Cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu (23/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật