Thứ Ba, 17/08/2021 17:00

VDSC: Xuất khẩu thép của Việt Nam tiếp tục khả quan trong 6 tháng cuối năm

Theo Báo cáo triển vọng 6 tháng cuối năm 2021, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo tình hình xuất khẩu thép của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục khả quan. Bên cạnh đó, giá thép sẽ vẫn ổn định ở mức hiện tại và khó xuất hiện điều chỉnh mạnh.

VDSC đánh giá xuất khẩu thép của Việt Nam sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi các chính sách thương mại và nhu cầu mạnh mẽ từ Châu Âu.

Cụ thể, nhu cầu thép ở Châu Âu được dự báo sẽ tăng 10.2% vào năm 2021 và 4.8% vào năm 2022. Bên cạnh đó, EU đã gia hạn các biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu, chủ yếu nhắm vào Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, qua đó tạo lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh những lợi thế về chính sách, doanh nghiệp thép Việt Nam còn sở hữu lợi thế cạnh tranh về giá so với các doanh nghiệp tại Châu Âu nhờ chi phí sản xuất thấp.

Giả sử để sản xuất một tấn thép theo phương pháp BOF cần thải ra 1.85 tấn CO2 thì chi phí sản xuất ở EU sẽ cao hơn 120 USD so với Việt Nam và Ấn Độ do tốn chi phí cho bản quyền phát thải. Chi phí điện ở EU cũng sẽ cao hơn 15-35 USD cho mỗi tấn thép sản xuất. Điều này dẫn đến chênh lệch giá thép giữa EU và Việt Nam ngày càng nới rộng và dao động trong khoảng 300-530 USD/tấn. VDSC ước tính biên lợi nhuận gộp của các nhà xuất khẩu thép ở Việt Nam có thể dao động từ 15%-25% trong nửa cuối năm 2021.

Tuy nhiên, đến năm 2023, khi EU bắt đầu áp dụng cơ chế biên giới carbon, lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ sụt giảm. Dù vậy, các doanh nghiệp thép Việt Nam có thể hướng đến tăng tỷ trọng xuất khẩu sang ASEAN để duy trì sản lượng tiêu thụ.

Hạn ngạch nhập khẩu thép của Châu Âu áp cho Việt Nam và một số nước
Nguồn: EUROFER, VDSC

Trong thời gian tới, VDSC kỳ vọng mức tiêu thụ HRC sẽ vẫn ở mức cao. Mức chênh lệch giá thép cao giữa Châu Âu - Bắc Mỹ và Việt Nam cho phép các doanh nghiệp chuyên sản xuất HRC như CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) và Formosa có lợi nhuận xuất khẩu cao. Bên cạnh đó, sản lượng xuất khẩu tôn mạ có thể vẫn tích cực nhờ giá thép cạnh tranh ở Việt Nam và lĩnh vực xây dựng ở Châu Âu - Bắc Mỹ có thể tiếp tục phục hồi.

Riêng mảng thép xây dựng, VDSC dự báo nhu cầu của loại thép này sẽ yếu trong ngắn hạn do miền Nam - nơi chiếm 34% sản lượng tiêu thụ thép xây dựng đang trong giai đoạn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, dẫn đến sản lượng tiêu thụ giảm trong quý 3/2021. Tuy nhiên, tiêu thụ có thể phục hồi trong quý 4 nhờ yếu tố mùa vụ và các dự án bị hoãn lại trong quý 3, dù vậy, vẫn phụ thuộc vào tình trạng dịch bệnh.

Về việc giá thép đang ở mức cao, VDSC cho rằng giá thép sẽ khó hạ và có thể duy trì ở mức cao cho đến nửa đầu năm 2022 do nhu cầu tăng ở các nước khác ngoài Trung Quốc và tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác của Brazil còn chậm.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc nỗ lực cắt giảm sản lượng và nhu cầu mạnh mẽ ở các thị trường Châu Âu - Bắc Mỹ sẽ hỗ trợ giá thép ổn định ở mức hiện tại cho đến nửa đầu năm 2022.

Giá thép. Đvt: USD/tấn
Nguồn: Bloomberg, VDSC

Thượng Ngọc

FILI 

Các tin tức khác

>   HAI: BCTC Soát xét 6 tháng đầu năm 2021 (17/08/2021)

>   HAI: BCTC Hợp nhất Soát xét 6 tháng đầu năm 2021 (17/08/2021)

>   DNN: Nghị quyết Hội đồng quản trị (17/08/2021)

>   VE1: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (17/08/2021)

>   EVF: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (17/08/2021)

>   EVF: Giải trình liên quan đến Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (17/08/2021)

>   IRC: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (17/08/2021)

>   LMC: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (17/08/2021)

>   HTE: Tạm hoãn công bố Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 đã được soát xét (17/08/2021)

>   RCL: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (17/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật