Thứ Hai, 23/08/2021 10:00

Tuần 23-27/08/2021: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCE, BVH, DIG, EIB, FPT, FLC, HBC, SHB, TPBVHM.

Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, thanh khoản, mức độ quan tâm của nhà đầu tư... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

BCE - CTCP Xây dựng và Giao thông Bình Dương

Sự xuất hiện của mẫu hình nến gần giống Black Marubozu trong phiên ngày 20/08/2021 cho thấy nguy cơ điều chỉnh ngắn hạn rất lớn.

Đỉnh cũ tháng 04/2021 và tháng 07/2021 vẫn chưa bị phá vỡ. Đây sẽ là kháng cự chính của BCE trong những tháng tới.

Do kênh giá đi ngang trung hạn đã hình thành nên nhà đầu tư có thể canh mua khi giá về lại cận dưới (tương đương vùng 10,000-10,500).

BVH - Tập đoàn Bảo Việt

Trong phiên giao dịch ngày 20/08/2021, giá test đường SMA 50 ngày và sụt giảm mạnh sau đó.

Chỉ báo Stochastic Oscillator cho tín hiệu bán và rơi khỏi vùng overbought nên nguy cơ điều chỉnh ở mức cao.

Khối lượng giao dịch tăng trưởng tốt và vượt lên trên mức trung bình 20 phiên chứng tỏ dòng tiền vẫn chưa rời bỏ BVH.

DIG - Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng

Trong phiên giao dịch ngày 20/08/2021, mẫu hình nến gần giống Black Marubozu xuất hiện cho thấy bên bán đang rất mạnh.

Khối lượng giao dịch vẫn nằm trên mức trung bình 20 phiên gần nhất và ở mức cao nhất lịch sử cho thấy dòng tiền thị trường đang bơm mạnh vào DIG.

Mục tiêu tiếp theo của giá là ngưỡng Fibonacci Retracement 261.8% (tương đương vùng 39,000-41,000).

EIB - Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

Trong phiên giao dịch ngày 20/08/2021, giá cổ phiếu EIB tiếp tục lao dốc bên dưới hai đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày. Điều này cho thấy xu hướng tăng trung và dài hạn có nguy cơ bị đảo ngược.

Khối lượng giao dịch của EIB cũng trồi sụt thất thường và hay nằm dưới mức trung bình 20 phiên cho thấy dòng tiền đang khá yếu.

Đáy cũ tháng 07/2021 và tháng 05/2021 (tương đương vùng 24,500-25,500) đang là hỗ trợ mạnh trong ngắn hạn.

FPT - CTCP FPT

Trong phiên giao dịch ngày 20/08/2021, giá nhận được sự hỗ trợ rất tốt từ đỉnh cũ đã bị vượt qua của tháng 07/2021 (tương đương vùng 90,000-94,000). Theo lý thuyết phân tích kỹ thuật thì vùng này sẽ chuyển từ kháng cự thành hỗ trợ mạnh. Người viết cho rằng việc mua bắt đáy trong vùng này là khá an toàn.

Kể từ tháng 10/2020 đến nay, đường SMA 50 ngày đã có khá nhiều lần hỗ trợ thành công. Đây sẽ tiếp tục là hỗ trợ chính cho giá cổ phiếu FPT trong thời gian tới khi đang tiến sát vùng 90,000-94,000.

Bình quân mua thường xuyên nhỏ hơn bình quân bán cho thấy khả năng có giằng co và rung lắc trong ngắn hạn là khá cao.

FLC - CTCP Tập đoàn FLC

Trong phiên giao dịch ngày 20/08/2021, mẫu hình nến gần giống Black Marubozu xuất hiện cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá bi quan.

Chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán trở lại. Chỉ báo MACD cũng đã cho tín hiệu tương tự.

Đáy cũ tháng 05/2021 và tháng 07/2021 (tương đương vùng 9,900-10,500) sẽ là hỗ trợ mạnh nếu đà giảm tiếp tục trong thời gian tới.

HBC - CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

HBC quay đầu điều chỉnh sau khi test đáy cũ tháng 06/2021 (tương đương vùng 16,000-16,700). Giá cổ phiếu HBC đã rơi xuống dưới các đường SMA 100 ngày và đường SMA 200 ngày. Bên cạnh đó, đường SMA 100 ngày cắt xuống đường SMA 200 ngày.

Chỉ báo Stochastic Oscillator đã rơi xuống dưới vùng quá mua (overbought) sau khi cho tín hiệu bán tại vùng này. Chỉ báo MACD cũng đã điều chỉnh. Nếu chỉ báo tiếp tục cho bán thì rủi ro sẽ tăng cao hơn.

Vùng 11,500-12,500 (tương đương đáy cũ tháng 07/2021) sẽ là hỗ trợ quan trọng nếu giá tiếp tục điều chỉnh và rơi xuống dưới đường SMA 50 ngày.

SHB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

Giá cổ phiếu đã về test lại đường SMA 100 ngày, đường SMA 50 ngày và trendline giảm ngắn hạn (bắt đầu từ tháng 06/2021). Hình ảnh bóng dưới dài (long lower shadow) chứng tỏ lực mua bắt đáy cũng đã xuất hiện mạnh tại đây.

Nếu hỗ trợ trên vẫn được giữ vững thì vùng đỉnh cũ tháng 06/2021 sẽ có thể là điểm đến tiếp theo. Khối lượng giao dịch tăng cao trong phiên giao dịch cuối tuần chứng tỏ dòng tiền đang khá dồi dào.

Tuy nhiên, chỉ báo MACD và chỉ báo Stochastic Oscillator đều đã cho tín hiệu bán nên khả năng rung lắc vẫn đang khá lớn.

TPB - Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Trong phiên giao dịch ngày cuối tuần, giá cổ phiếu sụt giảm mạnh cùng thị trường chung với cây nến Black Opening Marubozu với khối lượng vượt mức trung bình. Bên cạnh đó, giá cũng đã rơi xuống dưới đường SMA 50 ngày.

Trong năm 2021, đường SMA 100 ngày đã có 3 lần "cứu thua" cho cổ phiếu TPB vào tháng 01/2021, tháng 04/2021 và tháng 07/2021. Mỗi lần test ngưỡng này giá đều đảo ngược đà giảm và tăng mạnh trở lại. Đây sẽ là hỗ trợ quan của giá nếu như có điều chỉnh xuất hiện.

Tuy nhiên, nếu cổ phiếu tiếp tục giảm mạnh và phá vỡ hỗ trợ này thì vùng 28,500-31,000 (đỉnh cũ tháng 04/2021 và đường SMA 200 ngày) sẽ là hỗ trợ quan trọng.

VHM - CTCP Vinhomes

Mẫu hình nến Black Opening Marubozu xuất hiện trong phiên giao dịch cuối tuần chứng tỏ lực bán ở cổ phiếu này đang khá mạnh. Đường SMA 100 ngày đang là hỗ trợ di động của cổ phiếu VHM.

Chỉ báo MACD và chỉ báo Stochastic Oscillator đều đã tiếp tục sụt giảm sau khi cho tín hiệu bán, qua đó chứng tỏ nhịp rung lắc sẽ có thể tiếp diễn trong thời gian tới.

Vùng 103,000-106,000 (đáy cũ tháng 07/2021) sẽ là hỗ trợ quan trọng của VHM. Khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì mức cao chứng tỏ dòng tiền đang khá mạnh mẽ.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   PHP - Rung lắc cùng thị trường chung (25/08/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 20/08: VN-Index test đường SMA 50 ngày (20/08/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/08: Tiếp tục giằng co (19/08/2021)

>   Ngày 19/08/2021: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (19/08/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 18/08: Relative Strength Index gặp khó tại trendline kháng cự (18/08/2021)

>   Việt Nam có tỷ lệ người nắm giữ tiền điện tử nhiều nhất thế giới (17/08/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 17/08: VN-Index xuất hiện rung lắc (17/08/2021)

>   Ngày 17/08/2021: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (17/08/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 16/08: Tiếp tục đà tăng  (16/08/2021)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 16-20/08/2021 (15/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật