Thứ Năm, 19/08/2021 15:31

Nhịp đập Thị trường 19/08: Large Cap tăng giá, phái sinh đảo gap bất ngờ vào phút cuối

Phiên ATC trên HOSE được “bắt đầu” với hàng loạt cổ phiếu trong nhóm VN30 được treo lệnh bán khủng ATC, bao gồm HPG, CTG, TCB, MBB, STB, VPB... trong đó đa số là cổ phiếu ngân hàng. Nếu hôm nay không phải là phiên “đáo hạn phái sinh”, có lẽ sẽ có người suy luận đây là lệnh bán của khối ngoại, tuy nhiên việc “biểu dương lực lượng” như vậy dễ mang lại cảm giác đạp xả chỉ số giúp phe short chiến thắng. Tuy nhiên đến thời điểm khớp lệnh, kết quả rất trái ngược.

Trong nhóm VN30, VIC tăng trần +6,100 đồng vào đúng phút ATC, dù trước đó còn giảm 900 đồng. Hàng loạt mã Large Cap khác trong nhóm VN30 cũng tăng giá vào đúng phút ATC, như MSN, NVL, VJC, MBB, SAB, TCB, VRE… và cả VHM. Giao dịch khối ngoại không có thay đổi gì đáng kể trong đợt ATC này, cho thấy việc đẩy thốc giá là do khối nội.

Trên sàn phái sinh, trước thời điểm VN30 khớp ATC, giá hợp đồng VN30F2108 còn tạo gap dương 5 điểm, nhưng chỉ 1 phút sau, đổi thanh gap âm 5 điểm. Phe short cả phiên chiều đã thua, khi giá đóng của của hợp đồng này không chạy kịp so với tốc độ tăng của chỉ số.

Diễn biến bất ngờ vào cuối phiên chiều lại mang lại những chỉ báo hết sức tích cực cho cặp chỉ số chính của sàn HOSE. VN-IndexVN30-Index đã tăng trở lại, đạt mức cao nhất trong tuần này, so với các mức điểm đóng cửa 3 phiên liền trước.

Do không liên can gì đến hoạt động phái sinh, lại bị động trước diễn biến của VN30-Index, nên 2 chỉ số chính 2 sàn HNX và Upcom ít dao động tại điểm cuối ngày. Cả 2 chỉ số đều tăng cao hơn tham chiếu khoảng 0.3%, trong đó HNX-Index được đỡ bởi những mã như PAN, IDC, PVI (đây là những mã tăng sớm từ phiên sáng, và cuối ngày còn tăng giá mạnh hơn), MBS, VND, THD… và nhất là VNR, tăng tới 5.6%. Trên sàn UPCoM, chỉ số được đỡ bởi các mã như ACV (đã tăng trở lại), OIL, SIP, SNZ… và VGT, tăng gần 5%.

Diễn biến nhóm ngân hàng có chút khởi sắc hơn so với phiên sáng, nhưng phải nói là may, bởi những mã “lật ngược thế cờ” như VCB, TCB, VPB, HDB cũng có phần nhờ câu chuyện “đáo hạn phái sinh”. Ngược lại, cũng có không ít mã lại giảm mạnh vào phút ATC, như ACB, CTG, MSB, TPB.

Bộ ba cổ phiếu nhà Vin tăng mạnh vào phút cuối có vẻ không phản ánh đúng diễn biến nhóm BĐS nhà ở hôm nay, bởi vì thực tế nhóm này được coi là tích cực trong cả 2 phiên sáng và/hoặc chiều, với nhiều mã tăng giá trong đa số thời gian giao dịch, như DIG, HDG, QCG, NDN, NLG, NTL

Các nhóm ngành khác được đánh giá có kết quả tích cực cuối phiên chiều nay, ngoài những nhóm được nói đến bên trên, bao gồm BĐS công nghiệp, chứng khoán, sắt thép, dược, thủy sản, sản xuất điện, săm lốp, gỗ đá nội ngoại thất… và xây dựng. Tuy nhiên nhóm cảng biển lại có kết quả hơi tiêu cực vào cuối ngày.

Phiên sáng: Tín hiệu tích cực cuối phiên

VN-Index tiếp tục giảm thêm trong nửa cuối phiên sáng nay, tuy nhiên trong 15 phút cuối cùng lại hồi nhẹ, và ngạc nhiên là cùng lúc, nhiều mã ngân hàng cũng hồi nhẹ. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực cuối phiên sáng nay, trước khi bước vào phiên chiều cân não.

Giá hợp đồng tương lai sắp đáo hạn VN30F2108 vẫn cao hơn điểm số VN30 3-5 điểm suốt sáng nay, điều nay tạm thời mang lại kỳ vọng tích cực cho phiên chiều.

Nhóm VN30 vẫn có tương quan tăng giảm giá khá chênh lệch: 10 tăng và 19 giảm giá. Tất nhiên các ngân hàng trong nhóm này vẫn đỏ. SSI nổi lên là mã tăng giá tốt nhất. Ngược lại, GAS lại là cổ phiếu giảm mạnh nhất. Có lẽ dự báo giá dầu Brent có thể giảm về 65 USD/thùng đang tác động lên giá cổ phiếu này.

Nhóm ngân hàng vẫn đỏ, nhưng tình hình có dấu hiệu cải thiện hơn so với giữa phiên sáng. Không ít mã đang hồi giá nhất định, như tại BID, CTG, EIB, ACB, TPB, VPB… thậm chí NVB còn kịp hồi về tham chiếu.

VHM lại ngoi lên trên tham chiếu vào phút cuối cùng, sau khi quẩn bên dưới suốt nửa cuối phiên sáng. Điều đáng chú ý là không có hiện tượng bán mạnh của khối ngoại hàng triệu cổ phiếu như hai phiên trước. Thậm chí vào những phút cuối còn có các lệnh mua với khối lượng lớn, trên 10,000 cp/lệnh, cỡ lệnh này chắc không phải F0 có thể đặt.

HNX-Index đang ngoi lên trên tham chiếu một chút, với lực đỡ từ những Large Cap tăng ổn từ đầu phiên như IDC, PAN, MBS, PVI, VND… hay mới nổi cuối phiên như VNR, CAV. Tuy nhiên mã đáng lưu ý nhất trong số Large Cap sàn này có lẽ là NTP, giảm đến 5.5% về đúng 50 ngàn đồng/cp. Đây là điều khá bất ngờ, không có có liên quan đến câu chuyện đối thủ BMP thua lỗ trong tháng 7 vì dịch bệnh hay không?

Trên sàn UPCoM, OIL vẫn tăng hơn 3% khá kỳ lạ, dù nhóm phân phối xăng dầu lẫn dầu khí nhà PVN (mà OIL có mặt) đều đang có diễn biến tiêu cực. Ngoài ra, VGT nổi lên với mức tăng gần 6%. Các Large Cap khác còn lại nói chung phân hóa, với biến động giá bình quân dưới 2%, trừ SSH chốt lời nên giảm đến 8.2%.

Cả 2 nhóm BĐS nhà ở và công nghiệp đang có nhiều mã tăng giá hơn so với đầu phiên, trong đó hiện tượng của tháng 8 là DIG tăng tiếp 2% và tiếp tục leo đỉnh lịch sử của chính mình. Ở nhóm BĐS công nghiệp, nổi bật nhất là BII, tăng hơn 9%. Gần đây BII được “xếp” chung nhóm cổ phiếu có liên quan đến ông chủ của TGG, APG

Nhiều mã trong nhóm chứng khoán tiếp tục leo đỉnh sáng nay, bất chấp dịch bệnh, bất chấp thị trường tiêu cực. Có đến 25 mã nhóm này tăng giá, bình quân +3.6%, trong đó tăng mạnh phải kể đến APG, CTS, VIX, APS, WSS, BMSDSC (có thông tin tăng vốn điều lệ lên nghìn tỷ đồng). SSI đã tăng hơn 3% dù giữa phiên có lúc lùi về gần tham chiếu. Các mã lớn khác như VCI, HCM hay VND đã đổi màu sang xanh, nhưng mức tăng còn hơi yếu so với “đàn em”.

10h30: Tất cả cổ phiếu ngân hàng đều giảm, VN-Index đang rơi

VN-Index nhanh chóng suy giảm, xuống dưới tham chiếu và hiện tại thấp hơn chừng 4 điểm. Mức giảm của chỉ số tuy nhỏ, nhưng đối với cổ phiếu thì lớn hơn nhiều. Trong số các mã vốn hóa lớn nhất 3 sàn (trên 1 tỷ USD) có hơn 30 mã giảm giá, bình quân giảm chừng 1-1.5%, nhiều hơn so với chỉ 12 mã tăng giá.

Hiện tượng chiều qua trên nhóm ngân hàng lại tái diễn, khi cả 27 mã ngân hàng đều giảm giá vào lúc này, thi thoảng có mã hồi lại về tham chiếu, hoặc tăng chút ít nhe EIB hay CTG. Thông tin gần nhất liên quan đến nhóm ngân hàng, là áp lực phải giảm lãi suất và hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh khó khăn, đây cũng có lẽ là tin tức đang “đè” giá cổ phiếu nhóm này mấy phiên gần đây.

Diễn biến chỉ số HNX-Index trong nửa đầu phiên sáng có vẻ muốn kháng lại ảnh hưởng từ HOSE, nhưng đến giữa phiên thì cũng xin thua, giảm theo. Hiện HNX-Index đang giảm gần 0.3%, nhưng largecap sàn này vẫn phân hóa khá rõ như IDC, PAN, MBS, PVI, VCS, THD tăng giá (nhiều cái tên trong số này tăng từ đầu phiên sáng), so với BAB, NTP, CEO, PHP, SHB, PVS… giảm giá.

OIL vẫn là mã tăng ấn tượng trong số largecap sàn Upcom, nhưng chỉ số chính sàn này đã đánh võng theo VN-Index trong nửa đầu phiên sáng nay. Số lượng Large Cap sàn này giảm giá cũng nhiều hơn hẳn số tăng giá, dù mức tăng khá nhẹ, chừng 1-2%.

Hai nhóm chứng khoán và sắt thép tiếp tục có phiên tăng giá khá ấn tượng, bất chấp diễn biến chỉ số. Đối với nhóm chứng khoán, có 25 mã tăng giá, bình quân hơn 3%, chủ yếu là mã nhỏ, cá biệt nhiều mã tăng rất cao như APG, CTS, VIX, APS, WSS hay BMS. SSI vẫn duy trì đà tăng nhẹ hơn 1% từ đầu phiên, nhưng 3 mã Top thị phần sau đó là HCM, VCIVND lại đều giảm nhẹ.

Đối với nhóm sắt thép, các đầu tàu như HPGHSG đều tăng xung quanh 1% kể từ đầu phiên. HPG hôm nay lại được khối ngoại mua ròng nhẹ. Hiện tượng POM đến lúc này chỉ còn tăng hơn 1%, nhưng thanh khoản không cao như phiên trước.

Nhóm cấp thoát nước nổi lên như là nhóm tăng tốt nhất 3 sàn đến giữa phiên sáng nay, với nhiều mã tăng 9-10% hoặc hơn như VCW, GDW, VWS, VIW… Thật khó lý giải khi điện nước đang là 2 nhóm ngành được đề xuất giảm giá để hỗ trợ xã hội và doanh nghiệp trước diễn biến Covid.

Mở cửa: VHM tăng trở lại, nhưng nhóm Large Cap phân hóa từ sớm

VN-Index mở cửa giảm nhẹ chưa đến 1 điểm, mở đầu phiên thứ Năm của tuần thứ Ba, tức ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng tương lai VN30F2108. Nhóm Large Cap trên HOSE phân hóa từ sớm, nhưng VHM đã tăng trở lại hơn 1%, đỡ chỉ số đầu phiên trước áp lực giảm giá từ các cổ phiếu ngân hàng.

Nhóm VN30 đầu phiên mở cửa sớm phân hóa, và có vẻ nghiêng về nhóm giảm giá. Bộ ba cổ phiếu nhà Vin, nhất là VHM đã sớm tăng trở lại, nhưng điều đáng chú ý hơn là tất cả cổ phiếu ngân hàng trong nhóm này, đều giảm giá. Mức giảm giá mạnh nhất đang thuộc về POW, hơn 1.7%, điều này cũng khá ngạc nhiên.

Nhóm ngân hàng gần như không có mã nào mở cửa tăng giá, đặc biệt các mã trên sàn HOSE. Lưu ý rằng chiều qua cũng có tình trạng không thể tin nổi, là không một mã ngân hàng nào trên cả 3 sàn tăng giá lúc đóng cửa, dù ngân hàng là nhóm mang lại mức lãi 6 tháng cao nhất thị trường, thậm chí gấp 2 lần nhóm lãi cao thứ hai là BĐS.

Giá hợp đồng tương lai 1 tháng sắp đáo hạn đang cao hơn tham chiếu, đồng thời cũng cao hơn điểm số của chỉ số cơ sở 1 chút. Diễn biến cuối phiên chiều qua có thể khiến nhiều người lo ngại về xu hướng của chỉ số VN30, nhưng với diễn biến của hợp đồng tương lai này, còn quá sớm để thực chứng.

Diễn biến trên HNX và UPCoM sáng hơn so với HOSE, 2 chỉ số chính 2 sàn này đã xanh ngay từ trước khi HOSE khớp ATO. HNX-Index dù cũng có thời điểm giảm nhẹ, nhưng đến 9h15 đã tăng ngay trở lại, với sự hậu thuẫn từ IDC, VCS, PAN, PVI, VND

Trong số Large Cap sàn UPCoM, có 2 mã nổi bật ngay từ sớm là OILSSH. OIL tăng bất ngờ hơn 5%, có lúc gần 6% ngay từ những phút đầu, với lực cầu từ khối nội. Tuy nhiên đến lúc này cổ phiếu đã giảm đà tăng, chỉ còn gần 4%. Nhìn qua PLX, không thấy diễn biến tương tự, do đó mức tăng của OIL là rất bất ngờ. Đối với SSH, cổ phiếu này đã giảm hơn 4% sáng nay, sau 10 ngày tăng trần, và phiên hồm qua… sát trần. Ngoài 2 mã này ra, trong số các Large Cap còn lại, chỉ có TVN giảm chừng 2%, ACV giảm 1%, còn lại phân hóa với mức biến động dưới 1%.

Ở các nhóm lớn, ngân hàng và dầu khí đang có nhiều mã giảm, ngược lại BĐS nhà ở có nhiều tên tuổi nổibật tăng giá. Chứng khoán tiếp tục là nhóm tích cực nhất tính từ đầu tuần đến nay, tiếp theo là sắt thép, bảo hiểm, ô tô phụ tùng, thủy sản và dược. Dược cũng chính là nhóm có mức tăng bình quân tốt nhất 3 sàn chiều qua, nhưng lưu ý những mã tăng giá mạnh lại đa phần kém thanh khoản.

VHM đã tăng giá trở lại 1,400 đồng ngay sau ATO, nhưng lại có vẻ đuối dần. Khối ngoại có giao dịch, nhưng chưa nhiều ở cả 2 chiều mua bán. Lưu ý hôm qua VHM giao dịch đột biến hơn 23 triệu cổ phiếu, nhưng đa số là từ khối nội. Có lẽ hoạt động bắt đáy đã kích hoạt ngay từ chiều qua.

Cặp bài trùng VSH-REE sáng nay tiếp tục tăng giá, nhưng không mạnh như hôm qua. Cổ phiếu VSH đã tăng rất mạnh trong tháng 8 này, với thông tin doanh thu và lợi nhuận tăng đột biến khi có sự đóng góp từ thủy điện Thượng Kon Tum, nhưng lưu ý 2 phiên vừa qua lượng giao dịch cũng tăng rất mạnh so với bình quân cả giao đoạn 3 tháng trước đó.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 19/08: VN-Index ít có khả năng vượt mức 1,400 điểm (18/08/2021)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 19/08/2021: Chờ đợi tín hiệu ngày đáo hạn (18/08/2021)

>   Thị trường chứng quyền 19/08/2021: Sắc đỏ tiếp tục bao trùm (18/08/2021)

>   Nhịp đập Thị trường 18/08: Nhảy loạn vì VHM, khối ngoại bán ròng 8 phiên (18/08/2021)

>   Vietstock Daily 18/08: Thị trường khá rủi ro trong ngắn hạn (17/08/2021)

>   Thị trường chứng quyền 18/08/2021: Thiếu động lực để bật tăng (17/08/2021)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 18/08/2021: Nhà đầu tư đang bi quan trở lại (17/08/2021)

>   Nhịp đập Thị trường 17/08: VHM, SAB “đè” thị trường giảm điểm (17/08/2021)

>   Vietstock Daily 17/08: Dòng tiền tiếp tục ủng hộ đà tăng của thị trường (16/08/2021)

>   Thị trường chứng quyền 17/08/2021: Thị trường đang kém hấp dẫn? (16/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật