Thứ Sáu, 27/08/2021 08:33

Long An là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất trong 8 tháng đầu năm 2021

Ngày 26/8, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT) cho biết, tính đến ngày 20/8, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 19.12 tỷ USD, bằng 97.9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó Long An là địa phương dẫn đầu cả nước khi thu hút tới 3.6 tỷ USD.

Singapore vẫn là quốc gia dẫn đầu về số vốn đầu tư vào Việt Nam

 

Cụ thể, có 1,135 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giảm 36.8%), tổng vốn đăng ký đạt gần 11.33 tỷ USD (tăng 16.3% so với cùng kỳ); 639 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 11%), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 5 tỷ USD (tăng 2.3% so với cùng kỳ); 2,720 lượt góp vốn mua cổ phần (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) (giảm 43.4%), tổng giá trị vốn góp đạt gần 2.81 tỷ USD (giảm 43.4% so với cùng kỳ).

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 9.3 tỷ USD, chiếm 48.4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5.5 tỷ USD, chiếm 28.7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt gần 1.6 tỷ USD và trên 734 triệu USD.

Theo đối tác đầu tư, đã có 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 6.2 tỷ USD, chiếm gần 32.5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 5% so với cùng kỳ 2020. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3.2 tỷ USD, chiếm 16.8% tổng vốn đầu tư, tăng 94.9% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 79.4% và 73.9% tổng vốn đăng ký. Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2.4 tỷ USD, chiếm 12.7% tổng vốn đầu tư, giảm 17.8% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,…

Vốn đầu tư của Singapore gấp 1.9 lần vốn đầu tư của Nhật Bản và gấp gần 2.6 lần vốn đầu tư của Hàn Quốc do Singapore có dự án lớn 3.1 tỷ USD. Riêng dự án này đã chiếm tới 50% tổng vốn đầu tư của Xinh-ga-po. Hàn Quốc mặc dù chỉ xếp thứ ba về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới cũng như số lượt dự án điều chỉnh vốn. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất.

Theo địa bàn đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 58 tỉnh, thành phố trên cả nước. Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3.6 tỷ USD, chiếm 18.9% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó có dự án điện lớn lên tới 3.1 tỷ USD (chiếm tới 85.8% tổng vốn đầu tư của Long An). Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký gần 2.2 tỷ USD, chiếm 11.4% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ ba với gần 1.7 tỷ USD, chiếm 8.7% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội,…

Nếu xét về số dự án, các nhà ĐTNN vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả về số dự án mới (34%), số lượt dự án điều chỉnh (18.3%) và GVMCP (59.8%). Hà Nội tuy không thuộc top 5 địa phương thu hút ĐTNN trong 8 tháng, song xếp thứ hai về số dự án mới (21.5%), số lượt dự án điều chỉnh (14.2%) và GVMCP (12.1%).

Tính tới 20/8/2021, ước tính các dự án ĐTNN đã giải ngân được 11.58 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dẫn tới một số nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất, vốn thực hiện trong tháng 8/2021 giảm 12.2% so với tháng 8/2020 và giảm 14.3% so với tháng 7/2021. Tuy nhiên, tính cả 8 tháng năm 2021 vốn thực hiện vẫn tăng nhẹ.

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tiếp tục tăng, song mức độ tăng giảm nhẹ so với 7 tháng năm 2021. Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt 156.9 tỷ USD, tăng 25.5% so với cùng kỳ, chiếm 73.8% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt 155.9 tỷ USD, tăng 25.9% so với cùng kỳ, chiếm 73.3% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực ĐTNN ước đạt 140.2 tỷ USD, tăng 36.4% so cùng kỳ và chiếm 64.8% kim ngạch nhập khẩu.

Tính chung, khu vực ĐTNN xuất siêu gần 16.7 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 15.6 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 20.4 tỷ USD./.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Thủ tướng yêu cầu bỏ ngay ‘giấy phép con’ cản trở lưu thông, hạn chót chiều 28.8 (27/08/2021)

>   Doanh nghiệp lo sợ điều gì khi hết dịch? (27/08/2021)

>   Bộ GTVT đề nghị địa phương làm đúng hướng dẫn chung về tổ chức giao thông (26/08/2021)

>   2 kịch bản xuất khẩu ngành gỗ trong những tháng còn lại của năm 2021 (26/08/2021)

>   Bộ GTVT nêu đích danh 8 tỉnh ‘đẻ’ giấy phép con, làm khó lưu thông hàng hóa (26/08/2021)

>   Ngành dệt may: Lỡ hẹn mục tiêu 39 tỷ USD? (25/08/2021)

>   Công nghiệp vật liệu trong nước ì ạch, phụ thuộc lớn vào chuỗi giá trị nước ngoài (25/08/2021)

>   Bộ Công thương 'thúc' Bộ GTVT thống nhất giấy thông xe qua chốt kiểm soát (24/08/2021)

>   Cần xóa ngay giấy phép con hành doanh nghiệp (24/08/2021)

>   Lâm vào tình trạng nguy hiểm, hàng không khẩn thiết ‘kêu cứu’ (24/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật