Thứ Hai, 09/08/2021 10:18

Giá khí thiên nhiên tại châu Âu tăng vọt 1,000%, châu Á tăng gấp 6 lần

Kỷ nguyên giá khí thiên nhiên rẻ đã chấm dứt, dọn đường cho một giai đoạn giá năng lượng đắt đỏ hơn. Đáng chú ý, giá khí thiên nhiên tại châu Âu đã tăng 1,000% từ đáy tháng 5/2020, còn giá tại châu Á đã tăng gấp 6 lần.

Khí thiên nhiên thường dùng để sản xuất điện và sưởi ấm nhà ở. Trong thập niên trước, khí thiên nhiên khá dồi dào và rẻ giữa lúc nguồn cung từ Mỹ cho tới Australia bùng nổ. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi trong năm nay khi nhu cầu tăng mạnh và vượt nguồn cung. Giá khí tại châu Âu chạm mức kỷ lục mới trong tuần này, trong khi việc xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tới châu Âu cũng lên gần mức cao nhất mọi thời đại.

Với ít phương án lựa chọn, thế giới được dự báo sẽ phục thuộc nhiều hơn vào khí thiên nhiên như một phương án thay thế cho than đá để giúp đạt được mục tiêu giảm khí thải. Thế nhưng, khi các nhà sản xuất hạn chế đầu tư vào nguồn cung mới, giới đầu tư và các chính phủ nâng cao ý thức về môi trường, giá LNG rõ ràng sẽ duy trì ở mức cao.

“Khí sẽ trở thành nhiên liệu quan trọng trong nhiều thập kỷ tới khi các nền kinh tế lớn cam kết đạt mục tiêu giảm khí thải”, Chris Weafer, Giám đốc điều hành của Macro-Advisory ở Moscow, cho hay. “Giá khí có khả năng sẽ ở mức cao trong trung hạn và tiếp tục tăng trong dài hạn”.

Vào năm 2024, nhu cầu khí thiên nhiên được dự báo tăng 7% so với mức trước dịch Covid-19, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Nhìn xa hơn, nhu cầu khí thiên nhiên hóa lỏng được dự báo tăng 3.4%/năm cho tới năm 2035, vượt xa các nhiên liệu hóa thạch khác, theo phân tích của McKinsey & Co.

Đây là thông tin tiêu cực cho các quốc gia nghèo hơn như Pakistan và Bangladesh vì họ sẽ phải điều chỉnh lại toàn bộ chính sách năng lượng. Trước đó, họ cho rằng giá khí thiên nhiên hóa lỏng sẽ ở mức thấp hơn trong khoảng thời gian dài.

Khí thiên nhiên tại châu Âu đã tăng hơn 1,000% từ mức đáy hồi tháng 5/2020 (giai đoạn dịch bệnh hoành hành), trong khi giá khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại châu Á đã tăng gấp 6 làn trong 12 tháng qua. Thậm chí, tại Mỹ - nơi cuộc cách mạng đá phiến giúp nâng mạnh sản lượng của loại nhiên liệu này, giá LNG cũng tăng lên mức cao nhất trong 10 năm qua.

Một số yếu tố đã thúc đẩy đà tăng của giá khí thiên nhiên như gián đoạn nguồn cung, đà hồi phục của kinh tế toàn cầu. Tuy vậy, cũng có nhiều chuyên gia cho rằng thế giới đang đối mặt với sự chuyển dịch về cấu trúc được dẫn dắt bởi sự chuyển dịch về năng lượng.

10 năm trước, IEA tuyên bố rằng thế giới có thể bước vào “kỷ nguyên vàng” của khí thiên nhiên, nhu cầu sẽ tăng trưởng mạnh nhờ sự gia tăng của nguồn cung khí giá rẻ. Trên thực tế, trong giai đoạn 2009-2020, lượng tiêu thụ khí toàn cầu đã tăng 30% khi các công ty tiện ích và các ngành công nghiệp tận dụng loại nhiên liệu giá rẻ này.

Các quốc gia xem khí thiên nhiên như một cách để nhanh chóng giảm bớt lượng khí thải ra môi trường. Việc chuyển sang dùng khí thiên nhiên có thể thực hiện một cách nhanh chóng với lượng vốn không quá lớn, đồng thời lại tác động tích cực trong việc giảm khí thải, James Taverner, Chuyên viên phân tích tại IHS Markit, cho hay. Khí thiên nhiên là nhiên liệu hóa thạch sạch nhất, với lượng khí thải CO2 ít hơn gần 50% so với than đá. Trong khi đó, các phương án thay thế khác như năng lượng gió và mặt trời vẫn đang ở giai đoạn đầu.

Nhu cầu vẫn chưa có dấu hiệu giảm tốc

Các công ty tiện ích tại châu Âu đang chuyển sang dùng khí thiên nhiên, trong khi các chính quyền Nam Á và Đông Nam Á đang lên kế hoạch xây dựng hàng tá nhà máy đốt khí thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu điện. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn giảm lượng tiêu thụ than đá và chuyển sang dùng khí thiên nhiên.

Ngay cả khi giá LNG có thể tăng trong thập niên kế tiếp, nhưng vẫn sẽ không đủ cao để giảm đáng kể nhu cầu LNG, theo Gavin Thompson, Phó Chủ tịch châu Á-Thái Bình Dương tại Wood Mackenzie. “Ở các nền kinh tế mới nổi, chúng tôi cũng không nhận thấy sự suy giảm nhu cầu LNG”, ông nói.

Thông thường, nhu cầu cao sẽ thôi thúc các công ty đầu tư vào các nhà máy mới. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa thấy dòng vốn đầu tư mới để gia tăng nguồn cung LNG, qua đó càng thúc đẩy giá LNG.

Không có các khoản đầu tư mới, lượng tiêu thụ LNG tại châu Á sẽ vượt nguồn cung khoảng 160 triệu tấn trong năm 2035, theo ông Thompson. Trong năm 2020, châu Á đã nhập khẩu 250 triệu tấn LNG.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu có tuần giảm mạnh nhất trong nhiều tháng do lo ngại về nhu cầu (07/08/2021)

>   Dầu tăng hơn 1% nhờ căng thẳng leo thang ở Trung Đông (06/08/2021)

>   Dầu giảm 3 phiên liên tiếp xuống thấp nhất trong 2 tuần (05/08/2021)

>   Dầu tiếp tục giảm do lo ngại sự lây lan dịch Covid-19 (04/08/2021)

>   Dầu giảm mạnh 3% do lo ngại về kinh tế Trung Quốc (03/08/2021)

>   Dầu tăng 2% trong tuần qua bất chấp đà suy yếu trong phiên (31/07/2021)

>   Dầu tăng giá khi nguồn cung thắt chặt và đồng USD suy yếu (30/07/2021)

>   Dầu Brent tiến gần mốc 75 USD/thùng khi dự trữ tại Mỹ giảm mạnh (29/07/2021)

>   Dầu tăng nhẹ trước dự báo nguồn cung thắt chặt (28/07/2021)

>   Giá xăng dầu giảm nhẹ sau nhiều lần tăng mạnh (27/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật