Chủ Nhật, 01/08/2021 14:13

GDP châu Âu tăng trưởng 13.2% trong quý 2

Kinh tế châu Âu hồi phục mạnh hơn dự báo trong quý 2, giữa lúc niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp cải thiện mạnh mẽ nhờ các biện pháp hạn chế chống Covid-19 được nới lỏng.

Số liệu từ Liên minh châu Âu (EU) công bố ngày 30/7 cho thấy GDP của các nền kinh tế thành viên tăng 13.2% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 1.9% so với quý trước.

GDP của khối 19 nước sử dụng đồng Euro (Eurozone) thậm chí khởi sắc mạnh hơn, tăng tương ứng 13.7% so với cùng kỳ và 2% so với quý trước - vượt xa mức dự báo tăng 1.5% từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters.

Khác với Mỹ, GDP của châu Âu chưa phục hồi được về mức trước dịch. Dù vậy, các chuyên gia kinh tế thuộc Berenberg Bank cho rằng kinh tế châu Âu sẽ trở về mức trước dịch trước khi kết thúc năm.

Lạm phát trong khu vực Eurozone cũng tăng mạnh, có khả năng lên 2.2% trong tháng 7, cao hơn mục tiêu lạm phát 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra. Tuy vậy, điều này sẽ không dẫn tới sự thắt chặt chính sách tiền tệ ngay lập tức vì ECB trước đó đã thay đổi hướng dẫn để cho phép lạm phát tạm thời vượt mục tiêu.

 

Với các biện pháp này, ECB đang nỗ lực thuyết phục thị trường rằng họ sẽ giữ chính sách tiền tệ siêu nới lỏng – bao gồm cả chính sách lãi suất âm – cho đến khi đạt được mục tiêu giá cả ổn định.

 

Những nhóm mặt hàng gây áp lực lạm phát lớn nhất bao gồm năng lượng (tăng 14% trong tháng 7) và thực phẩm (tăng 1.6%).

Tej Parikh, Giám đốc phụ trách nghiên cứu kinh tế của Fitch Ratings nhận định: “Việc mở cửa trở lại những cửa hiệu không thiết yếu đã đẩy doanh thu bán lẻ tăng về gần mức trước đại dịch. Bên cạnh đó, cũng có những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có kế hoạch tăng đầu tư – một tín hiệu tốt cho tăng trưởng tiếp diễn. Đà tăng trưởng kinh tế nhờ mở cửa trở lại được đẩy nhanh khi bước sang quý 3, nhưng số ca nhiễm Covid-19 mới ở Eurozone do biến chủng Delta có thể đặt ra rủi ro”.

Những số liệu kinh tế gần đây của châu Âu đều cho thấy một triển vọng hứa hẹn.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) mà IHS Markit công bố vào tuần trước cho thấy hoạt động doanh nghiệp tại các nước sử dụng đồng Euro trong tháng 7 tăng mạnh nhất 21 năm. Hoạt động của ngành dịch vụ bùng nổ khi người dân tranh thủ hạn chế nới lỏng để tăng chi tiêu vào các dịch vụ mà lâu nay họ không được sử dụng. Tuy nhiên, những vấn đề về chuỗi cung ứng khiến sản lượng của ngành sản xuất bị hạn chế.

Những xu hướng này đã được thể hiện rõ nét trong quý 2, khi GDP của Đức – nền kinh tế có mức độ phụ thuộc cao vào xuất khẩu – tăng yếu hơn dự báo, nhưng những nền kinh tế mạnh về du lịch như Italy, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lại tăng mạnh hơn kỳ vọng.

“Nều kinh tế Eurozone đang tận hưởng sự khởi sắc trong mùa hè, khi các hạn chế chống virus tiếp tục được nới lỏng trong tháng 7. Đặc biệt, ngành dịch vụ đang tận hưởng sự tự do, thoát khỏi các biện pháp hạn chế Covid và dựa vào tỷ lệ tiêm chủng tăng lên. Hưởng lợi nhiều nhất là những doanh nghiệp liên quan đến khách sạn, du lịch-lữ hành”, Chris Williamson, Chuyên gia kinh tế trưởng của IHS Markit, cho hay.

Tuy nhiên, sự lây lan của biến chủng Delta vẫn đang là một mối lo của châu Âu, nhất là những nền kinh tế có mức độ phụ thuộc lớn vào du lịch.

“Cho đến nay, các chỉ số kinh tế cho thấy sự lây lan của biến chủng Delta mới có ảnh hưởng rất hạn chế đến các hoạt động kinh tế, nhưng dữ liệu về niềm tin bắt đầu phát đi dấu hiệu cho thấy lo lắng gia tăng về mặt y tế”, một nghiên cứu của Oxford Economics nhận định.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   Ngay cả Mỹ cũng bị thiếu… xe hơi! (31/07/2021)

>   Thái Lan có nguy cơ rơi vào suy thoái kép lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng châu Á 1998 (30/07/2021)

>   GDP Mỹ tăng 6.5% trong quý 2, quy mô kinh tế đã vượt mức trước dịch (29/07/2021)

>   Các đại gia công nghệ Mỹ kiếm lời kỷ lục khi thế giới lao đao vì dịch (29/07/2021)

>   Chứng khoán Trung Quốc tăng vọt sau cuộc họp khẩn (29/07/2021)

>   Apple lại thắng lớn nhờ iPhone (29/07/2021)

>   Fed giữ nguyên chính sách, bắt đầu bàn tới thời điểm “siết vòi” hỗ trợ (29/07/2021)

>   Trung Quốc cân nhắc áp thuế xuất khẩu thép (28/07/2021)

>   IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á (28/07/2021)

>   Kinh tế Mỹ bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm hơn (28/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật