Thứ Sáu, 27/08/2021 09:00

Điểm danh doanh nghiệp vượt kế hoạch lợi nhuận 2021 sau 6 tháng

Tuy chỉ mới kết thúc nửa chặng đường, thế nhưng loạt doanh nghiệp ở rất nhiều nhóm ngành đồng loạt ghi nhận lợi nhuận vượt kế hoạch đã đề ra cho cả năm 2021. Nổi bật là các doanh nghiệp thuộc ngành thép và logistics.

“Thiên thời địa lợi” vẫy gọi nhóm ngành logistics và thép

Tổng sản lượng hàng hóa thông quan gia tăng cùng với giá cước vận tải liên tục leo thang đã và đang hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp ngành logistics.

Doanh nghiệp logistics vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2021. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance. (*) Lãi sau thuế

Nổi bật lên là Vận tải Biển Việt Nam (HOSEVOS) với mức vượt gấp 7 lần chỉ tiêu lãi trước thuế 2021. Kết quả này có được nhờ vào sự tăng trưởng vượt bậc trong quý 2 chủ yếu là do đội tàu Công ty hoạt động ổn định và hiệu quả hơn so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, VOS đã đánh giá, cân nhắc và tận dụng sự tăng trưởng của thị trường từ cuối quý 1, tiếp tục ký được hợp đồng với mức cước tương đối cao cho một số tàu hàng khô và tiếp tục áp dụng nhiều biện pháp để kiểm soát chi phí. Ngoài ra, VOS tiếp tục triển khai tái cơ cấu, bao gồm tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu tổ chức và tái cơ cấu đội tàu nên đã góp phần cải thiện kết quả kinh doanh chung của Công ty.

Tương tự, với kết quả kinh doanh quý 2 bứt phá so với toàn ngành, sau 6 tháng, CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSEHAH) đã vượt 16% chỉ tiêu lãi sau thuế 2021.

HAH hiện đang sở hữu một đội tàu gồm 8 tàu với tổng sức chở là 9,897 TEU. Doanh nghiệp này chiếm 34% thị phần về sức chở, chiếm 22% tổng số tàu container của Việt Nam. Sở hữu đội tàu container có tải trọng lớn nhất, cùng với tuyến vận tải nội địa rộng khắp từ Hải Phòng, Đà Nẵng, Cái Mép, đến Hồ Chí Minh và mô hình kinh doanh tích hợp cảng và kho bãi giúp HAH đảm bảo năng lực vận tải, duy trì sản lượng vận tải cao, từ đó đảm bảo lợi nhuận.

Ngoài ra, một loạt doanh nghiệp cùng ngành cũng báo lợi nhuận vượt kế hoạch như TJC, MHC, PVT

Không chỉ ghi nhận kết quả tăng trưởng ấn tượng, nhiều doanh nghiệp liên tục vượt kế hoạch, cổ phiếu nhóm ngành này gần đây cũng tạo được tiếng vang trong giới đầu tư. Thanh khoản liên tục được cải thiện kèm theo đó là đà tăng của giá cổ phiếu cũng gây nhiều ngạc nhiên. Đáng chú ý là cổ phiếu VOS với mức tăng đột phá, hiện đang giao dịch quanh mức 17,900 đồng/cp, gấp 2.3 lần đầu năm.

Diễn biến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp logistics vượt kế hoạch lợi nhuận
Nguồn: VietstockFinance

Với triển vọng nửa cuối năm 2021 khá tươi sáng khi dịch dần được kiểm soát, tăng tốc triển khai tiêm vắc xin, các nền kinh tế phát triển được dự báo tăng trưởng sẽ hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Điều này sẽ thúc đẩy sản lượng và giúp kết quả kinh doanh của nhóm ngành này gặt hái nhiều quả ngọt hơn nữa trong năm 2021.

Liền sau logistics là nhóm ngành thép cũng ghi nhận tăng trưởng vượt trội đa phần nhờ trợ lực từ việc tăng giá thép.

Giá thép tăng phi mã thời gian vừa qua phần nào giúp các doanh nghiệp thép tiếp tục ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý 2, qua đó hỗ trợ tích cực cho kết quả nửa đầu năm.

Sau 6 tháng, Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP (UPCoM: TVN) ghi nhận doanh thu thuần hơn 20,370 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ. Cộng với việc không còn ghi nhận lỗ từ công ty liên doanh, liên kết, TVN lãi ròng hơn 831 tỷ đồng, gấp 3.8 lần nửa đầu năm 2020. Bên cạnh đó, với kết quả lãi trước thuế hơn 1,125 tỷ đồng, TVN đã vượt 181% so với kế hoạch 400 tỷ đồng đề ra cho cả năm 2021.

Doanh nghiệp thép vượt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 2021. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance. (*) Lãi trước thuế

Tương tự, CTCP Thép Nam Kim (HOSENKG) đạt lãi ròng 1,166 tỷ đồng sau nửa đầu năm 2021, gấp 20 lần so cùng kỳ và đã vượt 94% kế hoạch kinh doanh cả năm đề ra. Được biết, Công ty đã đẩy mạnh các kênh bán hàng trong nước và xuất khẩu trong quý 2. Bên cạnh đó, sản lượng sản xuất tăng làm cho chi phí sản xuất giảm và biên lợi nhuận gộp cũng tăng.

Ngoài ra, loạt doanh nghiệp cùng ngành cũng đồng loạt báo lợi nhuận vượt kế hoạch như TDS, MEL, CBITLH.

Theo dự báo của VDSC, giá thép khó hạ và có thể duy trì ở mức cao cho đến nửa đầu năm 2022. Tiêu thụ HRC (thép tấm cuộn cán nóng) sẽ tích cực nhờ nhu cầu mạnh mẽ của các nhà sản xuất hạ nguồn. Tuy nhiên, nhu cầu thép xây dựng sẽ yếu trong ngắn hạn. VDSC dự báo sản lượng tiêu thụ thấp trong quý 3 do ảnh hưởng của Chỉ thị 16 tại miền Nam (nơi chiếm 34% sản lượng tiêu thụ thép xây dựng). Tiêu thụ có thể phục hồi trong quý 4 nhờ yếu tố mùa vụ và các dự án bị hoãn lại trong quý 3, tuy nhiên, vẫn phụ thuộc vào tình trạng dịch bệnh. Nhu cầu yếu cùng chi phí sản xuất tăng sẽ đặt áp lực lên biên lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất thép xây dựng trong nửa cuối năm 2021.

Loạt doanh nghiệp từ nhiều ngành cùng góp mặt

Đại diện ngành phân bón và hóa chất, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (HOSEDPM) ghi nhận doanh thu thuần 4,877 tỷ đồng, tăng 26% so cùng kỳ. Lãi ròng đem về 855 tỷ đồng, tăng trưởng 110% (gấp 2.1 lần). So với kế hoạch đề ra cho cả năm, Công ty đã hoàn thành 59% về doanh thu và vượt 139% chỉ tiêu lợi nhuận chỉ sau 6 tháng.

Sau thời gian chú trọng phát triển mảng sản phẩm chính là phân bón, trong những năm gần đây, DPM đã tập trung phát triển mảng kinh doanh chính thứ hai của mình là mảng hóa chất.

Đáng chú ý, theo DPM, doanh thu mảng hóa chất ước tăng trưởng 70% và lợi nhuận mảng hóa chất ước tăng gần gấp 4 lần so cùng kỳ. Diễn biến tích cực của mảng hóa chất đến từ việc giá bán nhiều sản phẩm hóa chất cơ bản, trong đó chủ yếu là giá Ammonia (NH3) trên thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Ngành cao su cũng góp mặt trong danh sách này với 3 gương mặt là Cao su Hòa Bình (HOSE: HRC) vượt 110%, Cao su Tân Biên (UPCoM: RTB) vượt 14% và Đầu tư Cao su Đắk Lắk (UPCoM: DRI) vượt 4%.

CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) thay mặt nhóm dầu khí ghi nhận kết quả khả quan sau 6 tháng với lãi sau thuế vượt gấp 4 lần kế hoạch 2021 được cổ đông giao phó. Kết quả trên được hỗ trợ lớn từ xu hướng giá dầu thế giới tăng liên tục từ cuối năm 2020 và sự nỗ lực của Công ty trong việc kiểm soát chi phí và duy trì ổn định sản xuất kinh doanh trong điều kiện chống dịch. Bên cạnh đó, Chính phủ đã nỗ lực kiểm soát tình hình dịch Covid-19 song song với thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho nhu cầu xăng dầu được giữ ổn định trong 6 tháng đầu năm 2021.

Một loạt doanh nghiệp khác cùng vượt kế hoạch trải dài ở khắp các ngành như Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSEPOW), CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (HOSE: GIL), CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (HOSERAL)…

Tổng hợp những doanh nghiệp vượt kế hoạch lợi nhuận 2021 sau 6 tháng. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: Tác giả tổng hợp, (*) Lãi trước thuế

Tiên Tiên

FILI

Các tin tức khác

>   HLG: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (công ty mẹ) (22/08/2021)

>   PDT: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (22/08/2021)

>   HLG: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (22/08/2021)

>   MTA: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (22/08/2021)

>   MTA: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (công ty mẹ) (22/08/2021)

>   HUG: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (công ty mẹ) (22/08/2021)

>   KHB: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (22/08/2021)

>   STH: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (22/08/2021)

>   HD6: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (công ty mẹ) (22/08/2021)

>   DP2: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (22/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật