Thứ Ba, 24/08/2021 15:50

Biến chủng Delta “trói tay” các hãng hàng không Việt

Các hãng hàng không Việt đang rơi vào hố sâu ảm đạm khi biến chủng Delta bùng phát ngày càng mạnh hơn tại các trung tâm kinh tế ở Việt Nam. Nhiều hãng hàng không có số chuyến bay rất thấp, thậm chí tân binh Vietravel Airlines không thực hiện một chuyến nào.

Khác với những đợt bùng phát trước đây, dịch Covid-19 với biến chủng Delta lần này mạnh hơn, nhanh hơn và quy mô lớn hơn rất nhiều. Đến nay, hơn 180,000 ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận tại Việt Nam từ ngày 27/04.

Bối cảnh hiện tại phủ màu ảm đạm lên bức tranh hàng không Việt, thể hiện rõ nhất qua sự sụt giảm cực mạnh của số chuyến bay trong giai đoạn 19/07-18/08 – khoảng thời gian số ca nhiễm tăng mạnh và lan rộng ra nhiều tỉnh.

Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam

Trong khoảng thời gian này, Vietnam Airlines chỉ thực hiện 1,025 chuyến bay, giảm 84.6% so với cùng kỳ 2020 và giảm 47% so với tháng trước. Đây là một trong những số liệu ảm đạm nhất của hãng hàng không quốc gia Việt Nam kể từ khi dịch Covid-19 ập đến.

Vietjet Air ghi nhận 332 chuyến bay, giảm 94.2% so với cùng kỳ và giảm 50.9% so với tháng trước. Bamboo Airways ghi nhận 148 chuyến bay, giảm 92.7% so với cùng kỳ và giảm 86.2% so với tháng trước.

Trong khi đó, máy bay của ba hãng còn lại gần như “nằm đắp chiếu” hoàn toàn. Pacific Airlines chỉ 19 chuyến bay, Vasco với 12 chuyến bay và thậm chí tân binh Vietravel Airlines không thực hiện chuyến bay nào.

Thông tin ảm đạm trên càng "khoét" sâu vào vết thương chưa lành của các hãng hàng không Việt khi phần lớn đều ghi nhận lỗ nặng trong quý 2, nhất là Vietnam Airlines với khoản lỗ gần 5,000 tỷ đồng.

Theo ông Bùi Doãn Nề, Tổng thư ký Hiệp hội Hàng không Việt Nam (VABA), từ khi bùng phát dịch lần thứ 4 ở Việt Nam tới nay, các hãng hàng không lâm vào tình trạng nguy hiểm, doanh thu giảm 80 - 90%, dòng tiền thiếu hụt nghiêm trọng, nợ gốc và lãi tăng cao trong khi các nguồn lực về tài sản, tài chính tích lũy của các hãng bị cạn kiện, cơ hội tiếp cận với vốn vay rất khó khăn...

* Bức tranh ảm đạm của ngành hàng không quý 2

Nhìn về phía trước, tình cảnh cũng không mấy sáng sủa khi số ca nhiễm vẫn còn đang tăng lên từng ngày và tỷ lệ người đã tiêm 2 mũi vẫn còn rất thấp.

Hiệp hội hàng không "kêu cứu"

Trước tình cảnh các hãng hàng không lâm vào tình cảnh nguy hiểm, VABA khẩn thiết "kêu cứu" các hãng hàng không. Theo đó, VABA kiến nghị Ngân hàng nhà nước điều chỉnh Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 02/04/2021 của Ngân hàng Nhà nước về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Cụ thể, VABA kiến nghị mở rộng đối tượng, các khoản nợ được cơ cấu lại, cụ thể là áp dụng việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi nhóm nợ phải trả và phát sinh mới trong thời gian dịch bệnh bùng phát (cho cả các khoản giải ngân cả trước và sau ngày 10/06/2020). Mục đích đằng sau là để đảm bảo dòng tiền cho các hãng hàng không.

Trên thực tế, khó khăn của doanh nghiệp hiện tại do thiếu dòng tiền ngắn hạn để chi trả các khoản duy trì hoạt động sản xuất. Việc quy định chỉ tái cơ cấu nợ cho các khoản vay trước 10/06/2020 khiến cho các khoản vay ngắn hạn gần như không nằm trong diện tái cơ cấu theo Thông tư 03. Điều này gây sức ép lớn lên dòng tiền ngắn hạn của doanh nghiệp, làm doanh nghiệp không thể trả nợ đúng hạn, từ đó phát sinh nợ xấu khiến không thể vay mới để duy trì hoạt động.

VABA cũng kiến nghị kéo dài thời gian thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các dư nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi; giữ nguyên nhóm nợ; việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí. Thời gian áp dụng từ 23/01/2020 cho đến ngày liền kề sau 3-6 tháng, kể từ khi Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 (hoặc công bố trạng thái bình thường mới), thay vì giới hạn thời hạn tại 31/12/2021. 

Theo VABA, sau khi hết dịch bệnh thì doanh nghiệp vẫn cần thời gian từ 3 - 6 tháng để ổn định trở lại, trong khi Covid-19 đã ảnh hưởng xuyên suốt năm 2020 cho đến nay, và dự kiến còn tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo dài ít nhất là hết năm 2021.

Bên cạnh đó, để giảm áp lực về nguồn vốn, chi phí trích lập dự phòng cũng như tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại, VABA đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét và ban hành cơ chế về tái cấp vốn để các ngân hàng thương mại cho các hãng hàng không tư nhân đã và đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid-19 vay tùy theo quy mô kinh doanh của từng hãng, với số tiền từ 4,000 tỷ - 5,000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi, thời hạn tái cấp vốn là 12 tháng và có thể được gia hạn khi ảnh hưởng của dịch bệnh tiếp tục kéo dài.

Vũ Hạo

FILI

Các tin tức khác

>   HIG: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2021 (24/08/2021)

>   THW: Nghị quyết Hội đồng quản trị (24/08/2021)

>   VE2: Giải trình số liệu chênh lệch lợi nhuận sau kiểm toán BCTC bán niên năm 2021 so với năm 2020. (24/08/2021)

>   NOS: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (24/08/2021)

>   VC2: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (24/08/2021)

>   VFS: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (24/08/2021)

>   FIC: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2021 (24/08/2021)

>   EVS: Nghị quyết HĐQT về việc quyết định triển khai phương án phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ và thông qua hồ sơ phát hành (24/08/2021)

>   EVS: Nghị quyết HĐQT về việc quyết định triển khai phương án phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ và thông qua hồ sơ phát hành (24/08/2021)

>   MML: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 (công ty mẹ) (24/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật