Thứ Sáu, 16/07/2021 21:38

TPHCM xem xét mở lại chợ truyền thống

Chiều 16/7, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Phan Văn Mãi đã chủ trì cuộc họp trao đổi giữa lãnh đạo TPHCM với báo chí về tình hình dịch COVID-19.

TPHCM xem xét mở lại chợ truyền thống
TPHCM dự kiến sẽ cho mở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối đảm bảo an toàn phòng dịch.

Tại cuộc họp, ông Phan Văn Mãi cho biết, TPHCM có hơn 10 triệu dân. Khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, vấn đề cung ứng hàng hóa, bảo đảm đời sống cho người dân sẽ gặp khó khăn nhất định, việc thu mua thực phẩm gặp trở ngại, giá cả tăng lên hơn mức bình thường.

Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố cam kết không để ai thiếu đói hoặc rơi vào hoàn cảnh cùng cực do dịch COVID-19 trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16. Theo ông Mãi, thành phố đã chuẩn bị kỹ về kế hoạch cung ứng hàng hóa và sẽ không để xảy ra tình trạng tăng giá, khan hiếm hàng hóa.

Cụ thể, TPHCM đã tổ chức lại các mạng lưới hệ thống phân phối, không chỉ dựa vào các trụ cột chính mà còn huy động các hệ thống khác vào cuộc, các chuỗi cung ứng hàng công nghiệp, thời trang giờ cũng có thể cung ứng nhu yếu phẩm.

Siêu thị Satra trang bị phòng xịt khử khuẩn đối với khách vào mua hàng

"Sáng nay, tôi cùng giám đốc Sở Công Thương TPHCM đi khảo sát một số chợ để Thành phố mở ra các điểm tiếp nhận hàng hóa. Có thể khôi phục lại các địa điểm của các chợ đầu mối để trở thành nơi tiếp nhận hàng hóa; từ đây Thành phố sẽ tiếp nhận và cung ứng hàng hóa an toàn để đưa đến các quận huyện.

Sắp tới ở từng quận, huyện, từng xã phường sẽ có những điểm cung ứng hàng hóa. Các chợ truyền thống sẽ được nghiên cứu, mở lại chợ an toàn chỉ chuyên kinh doanh lương thực thực phẩm nhu yếu phẩm. Việc tổ chức, tiếp nhận hàng hóa mua bán đảm bảo giãn cách, cách ly an toàn", ông Phan Văn Mãi thông tin.

Số liệu thống kê của Sở Công Thương TPHCM, hiện tại toàn TPHCM chỉ còn 48 trong tổng số 237 chợ (bao gồm 3 chợ đầu mối) hoạt động. Như vậy, có đến hơn 3/4 số chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố đã tạm đóng cửa vì có ca F0 hoặc liên quan F0.

Ở kênh phân phối hiện đại, 5 siêu thị (trong đó gồm Co.opXtra Tân Phong (quận 7), Co.opmart Phú Thọ (quận 11), Co.opmart Nguyễn Đình Chiểu (quận 3), Co.opmart Cống Quỳnh (quận 1), Big C An Lạc (quận Bình Tân)... đang đóng cửa. Trong đó, Co.opXtra vừa mới tái mở cửa sau mấy ngày tạm ngừng hoạt động vì có ca F0 đã phải đóng cửa vì lý do tương tự.

Có thêm 7 cửa hàng tiện lợi, gồm 6 cửa hàng của hệ thống Bách Hoá Xanh, 1 cửa hàng Vissan tại các quận 5, 12, Tân Bình, huyện Hóc Môn, TP Thủ Đức đóng cửa trong ngày 15/7 vì có ca F0, nâng tổng số cửa hàng tiện lợi đang tạm ngưng hoạt động là 82/2.845 cửa hàng.

Chiều ngày 16/7, đại diện SATRA cho biết, 2 siêu thị Satramart là siêu thị Sài Gòn (Q.1, TPHCM) và siêu thị Phạm Hùng (H.Bình Chánh, TPHCM) đã mở cửa hoạt động trở lại, phục vụ khách từ 8h-22h mỗi ngày

Uyên Phương

Tiền phong

Các tin tức khác

>   FLC kiến nghị Bình Định nghiên cứu thí điểm đón du khách quốc tế có hộ chiếu vaccine (16/07/2021)

>   Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn trong chuỗi logictics (16/07/2021)

>   Kiến nghị nâng thời hạn "giấy thông hành" Covid-19, gỡ khó lưu thông hàng hoá (16/07/2021)

>   Ngày đầu thực hiện '3 tại chỗ': Hàng loạt doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (16/07/2021)

>   Đà Nẵng sẽ phát triển theo hướng đô thị “nén” (16/07/2021)

>   Đà Nẵng đề nghị Bộ GTVT cho phép 'vua hàng hiệu' thành lập hãng bay (15/07/2021)

>   Hàng trăm doanh nghiệp đăng ký ngưng hoạt động, kiến nghị khẩn cấp hỗ trợ thực hiện “3 tại chỗ” (15/07/2021)

>   5 vấn đề để hàng không Việt phát triển hình chữ V (15/07/2021)

>   'Doanh nghiệp muốn kiện hải quan lắm, nhưng không dám' (15/07/2021)

>   Tăng 5 bậc, Việt Nam lọt tốp 20 quốc gia thu hút FDI nhất thế giới (15/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật