Thanh khoản thị trường đang về mức hợp lý?
Theo nhận định của các chuyên gia, mức thanh khoản 15,000 - 17,000 tỷ đồng của sàn HOSE là mức hợp lý. Thị trường điều chỉnh sau đợt tăng nóng, thanh khoản thị trường cũng theo đó tìm về vùng hợp lý hơn. Mặt khác, dịch bệnh Covid bùng phát lại đã làm thay đổi kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư từ quý 2/2021, ảnh hưởng tâm lý và ảnh hưởng đến quyết định giải ngân của nhà đầu tư.
* Hệ thống KRX sẽ mang lại nhiều sản phẩm mới cho chứng khoán Việt
Tại tọa đàm "Nhận diện cơ hội Thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2021" do báo Đầu tư tổ chức sáng 28/07, thanh khoản thị trường là một trong những đề được mang ra mổ xẻ chi tiết. Thị trường kỳ vọng sau khi hệ thống HOSE đã vận hành trơn tru trở lại sẽ giúp thành khoản tăng mạnh hơn, nhưng thanh khoản lại giảm, phải chăng tính e dè của thị trường lại tăng lên?
Khóa học Online
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NÂNG CAO
💡 Khai giảng: 16/8/2021
💡 Ưu đãi lên đến: 50%++
Hotline: 0908 16 98 98
👉 ĐĂNG KÝ NGAY
|
Nói về vấn đề này, theo ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Chiến lược Đầu tư Công ty Dragon Capital, nhìn vào thị trường giai đoạn vài tháng qua, chỉ số giảm 13-14% so với đỉnh, nhưng phải nói thị trường có sự trưởng thành vượt bậc. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng mức thanh khoản 25,000 – 30,000 tỷ đồng không thực chất, và mức này khó mà ổn định trong thời gian dài. Theo đó, thanh khoản 15,000 – 17,000 tỷ đồng trên HOSE, chiếm khoảng 80% vốn hóa toàn thị trường, là mức hợp lý.
Nói về thị trường giảm đợt qua, ông Tuấn cho rằng có 2 yếu tố, định giá là một phần, yếu tố thứ 2 là dòng tiền. Trong đó, dòng tiền nước ngoài rút ròng mạnh, từ đầu năm đến nay rút ròng trên sàn chứng khoán 1.7 triệu USD và trong 3 năm qua là 4 tỷ USD. Cộng thêm lượng cho vay ký quỹ tăng đột biến ở các công ty, vậy muốn thị trường tăng tiếp, cần có các đợt chuyển hóa từ người vay nhiều sang các nhà đầu tư chưa vay, dòng tiền nước ngoài quay lại, dòng tiền mới thay thế dòng tiền cũ.
Ông Lê Quang Minh - Giám đốc Phân tích đầu tư, CTCK Mirae Asset nhận định thêm, thanh khoản thị trường có sự chùng xuống khi dịch bệnh bùng phát. Về yếu tố vĩ mô, khi dịch bệnh bùng phát trở lại, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế bị ảnh hưởng, các chỉ số có thể bị ảnh hưởng. Dịch bệnh đã làm thay đổi kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư từ quý 2/2021, ảnh hưởng tâm lý và ảnh hưởng đến quyết định giải ngân của nhà đầu tư. Theo đó, ông Minh cho rằng nếu trong tháng 8, chúng ta kiểm soát được dịch bệnh tại các thành phố lớn thì dòng tiền sẽ sớm quay trở lại, bởi tiền trong dân rất lớn.
Còn theo bà Nguyễn Thị Phương Lam - Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư, CTCK Rồng Việt, trong tình hình thanh khoản thị trường giảm mạnh so với mức bình quân 6 tháng đầu năm, nếu nhìn tiêu cực thì bên mua không dám mua. Nhưng nhìn ở góc độ tích cực thì bên bán cũng không muốn bán, mà chờ vào ổn định của nền kinh tế.
Chia sẻ quan điểm của mình, ông Lã Giang Trung - Tổng giám đốc Passion Investment cho rằng dòng tiền là biến động liên tục, cái gốc cần nhìn là định giá cơ bản và tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp.
Cụ thể, thị trường lên quyết định bởi dòng tiền, nhưng dòng tiền được quyết định bởi định giá và tâm lý nhà đầu tư. Trong chu kỳ dài đi lên của TTCK, lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng đều đặn các năm, doanh nghiệp tốt lên. Nếu thị trường tăng nhanh so với lợi nhuận doanh nghiệp, thì định giá hơi quá, thị trường sẽ điều chỉnh tới mức nào đó là phù hợp. Sau đó, lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện, tăng lên, thì lại tạo ra một vòng đầu tư mới.
Vòng quay này chỉ kết thúc ở đỉnh kinh tế, và nếu nhìn doanh nghiệp 2 - 3 năm tới chỉ đi ngang không tăng trưởng được lợi nhuận, thì đó là đỉnh của nền kinh tế.
Ông Trung nhận định, hiện nay, nhìn vào giai đoạn 2021 - 2022 và xa hơn, đều thấy lợi nhuận doanh nghiệp có thể tăng lên, và theo đó, sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền vào thị trường, hỗ trợ thị trường đi lên.
Chí Kiên
FILI
|