Thứ Hai, 26/07/2021 09:29

Sẽ tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển lên khoảng 28-29% tổng chi ngân sách

Điều này sẽ bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương theo Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 6/5/2021 của Chính phủ...

Chính phủ đang xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Cụ thể, về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, các bộ, ngành trung ương, địa phương tập trung chỉ đạo, xử lý, giải quyết ngay từ khâu xây dựng dự toán những tồn tại, sai phạm trong quản lý tài chính, ngân sách đã được cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện, kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 phải được xây dựng tích cực, khả thi với tinh thần phấn đấu, nỗ lực cao nhất, theo đúng chính sách, chế độ hiện hành, đảm bảo thu đúng, thu đủ, nuôi dưỡng nguồn thu. Trong bối cảnh vẫn còn đối mặt nhiều rủi ro, khó khăn trong năm 2021, cần tiếp tục tập trung phân tích, dự báo tình hình kinh tế, tài chính thế giới và trong nước để đánh giá sát khả năng thực hiện thu ngân sách năm 2021 làm cơ sở xây dựng dự toán thu năm 2022.

"Tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm và dịch chuyển nguồn thu do thay đổi chính sách pháp luật về thu, gia hạn thời gian nộp thuế, giảm phí, lệ phí và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thu; tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế, quản lý chặt chẽ giá tính thuế; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế", Chỉ thị nêu rõ.

Đồng thời, Thủ tướng cũng kỳ vọng dự toán thu nội địa năm 2022 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bình quân cả nước tăng khoảng 6-8% so với đánh giá ước thực hiện năm 2021 (đã loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách). Mức tăng thu cụ thể tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2022 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2021.

Thủ tướng Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh, quán triệt quan điểm triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển lên khoảng 28-29% tổng chi ngân sách nhà nước, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương.

Mặt khác, khi xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 cần phải lưu ý đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách theo Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị, gắn với việc triển khai chủ trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XII).

Đặc biệt, quán triệt quan điểm triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển lên khoảng 28-29% tổng chi ngân sách nhà nước, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương theo Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 6/5/2021 của Chính phủ.

Ưu tiên và tập trung nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII).

Tiếp tục quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hiện chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ; chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và kết quả thực hiện các chính sách, nhiệm vụ trong năm 2021, khả năng triển khai thực hiện năm 2022 để hoàn thành các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn ngân sách nhà nước được phân bổ và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành. Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, cơ cấu lại, tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước.

Vũ Phong

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Bộ Tài chính đề xuất gói hỗ trợ Covid-19 mới khoảng 24 ngàn tỷ (26/07/2021)

>   VNDirect: Việc điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu sẽ không tác động quá lớn đến các doanh nghiệp thép đang niêm yết (24/07/2021)

>   TP. HCM: Chậm nộp tiền thu từ cổ phần hoá niên độ 2019 (23/07/2021)

>   Đề nghị làm rõ việc hỗ trợ smartphone cho 550.000 hộ nghèo, vùng đặc biệt khó khăn (23/07/2021)

>   Kiểm toán kiến nghị Thủ tướng chấn chỉnh Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính (22/07/2021)

>   Kiểm toán Nhà nước chỉ ra những “lỗ hổng” trong quản lý doanh nghiệp Nhà nước (22/07/2021)

>   Tổng cục Thuế chuẩn bị phương án kết nối thông tin về thuế với các sàn giao dịch TMĐT (22/07/2021)

>   Nhiều Quỹ ở trung ương kém hiệu quả, xem xét giải thể (21/07/2021)

>   Kiểm toán Nhà nước lưu ý nợ công vay nhiều nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao (20/07/2021)

>   Thấy người nghèo thêm qua thuế (20/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật