Thứ Sáu, 02/07/2021 09:03

Những cổ phiếu đứng ngoài “bữa tiệc” tăng điểm của thị trường

Chỉ số VN-Index đã chinh phục mốc 1,400 điểm để lập kỷ lục mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dù vậy, không phải cổ phiếu nào cũng hưởng trọn niềm vui chiến thắng, có rất nhiều mã vẫn giảm điểm, chấp nhận đứng ngoài “bữa tiệc” trên sàn chứng khoán.

Diễn biến thị trường chứng khoán trong nửa cuối tháng 1/2021 khiến nhiều người tưởng chừng đà hưng phấn của thị trường chứng khoán đã đi vào hồi kết khi VN-Index thất bại trong việc chinh phục mốc 1,200 điểm lịch sử và lùi về mức thấp nhất của năm tại 1,023 điểm vào phiên 28/01.

Tuy nhiên, mọi chuyện nhanh chóng trở lại quỹ đạo. Từ phiên 29/01, VN-Index bắt đầu phục hồi, sau đó “thừa thắng xông lên” đánh chiếm những cột mốc mới. Đến phiên 28/06, chỉ số thành công vượt qua mốc 1,400 điểm, ghi nhận tăng hơn 37% so với mức đáy trong năm nay được xác lập vào phiên 28/01.

Tương tự, chỉ số HNX-Index cũng ghi nhận tăng hơn 59%, từ mức 203 điểm cuối phiên 28/01 lên 323 điểm cuối phiên 28/06.

Theo dữ liệu từ VietstockFinance, trong suốt thời gian kể từ thời điểm thị trường bắt đầu phục hồi (29/01) đến hết phiên 29/06, có tổng cộng 554 cổ phiếu đã tăng giá trên cả hai sàn HOSEHNX.

Bên cạnh đó, cũng có 100 cổ phiếu đã không tăng giá trong giai đoạn này. Nhóm cổ phiếu không tăng giá đến từ nhiều nhóm ngành khác nhau, trong đó nhóm doanh nghiệp sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất, theo sau là nhóm bất động sản, xây dựng, năng lượng, thương mại, vận tải,…

Nhóm cổ phiếu sản xuất dẫn đầu về số lượng

Có 26 mã cổ phiếu thuộc nhóm doanh nghiệp sản xuất đã không tăng sau khoảng thời gian VN-Index “leo dốc”. Các mã này thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau như thực phẩm, dược, cao su và sản phẩm từ cao su, đồ uống,…

Các mã cổ phiếu thuộc nhóm sản suất giảm giá giai đoạn 29/01-29/06/2021
Nguồn: VietstockFinance

Danh sách trên xuất hiện nhiều mã cổ phiếu đầu ngành như CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM) - “ông lớn” ngành sữa, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (HOSE: SAB) – chủ thương hiệu Bia Sài Gòn, CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) – doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất ngành dược. VNM, SAB tuy gần đây đã có dấu hiệu tích cực trở lại nhưng chưa thể trở về vị thế như hồi đầu năm. Trong khi đó, DHG từ sau đợt chia cổ tức 2020 đến nay vẫn chưa tìm lại được động lực tăng trưởng.

Bất động sản và xây dựng “hòa” nhau về số lượng

Có tất cả 18 mã cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản đã không tăng sau giai đoạn VN-Index liên tục lập đỉnh, trong đó 17 mã giảm giá và 1 mã đứng giá. Cổ phiếu VRC của CTCP Bất động sản và Đầu tư VRC (HOSE: VRC) là mã giảm giá nhiều nhất trong giai đoạn này, trong khi đó, mã duy nhất đứng giá trong nhóm là SZL của CTCP Sonadezi Long Thành (HOSE: SZL).

Các mã cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản giảm giá giai đoạn 29/01-29/06/2021
Nguồn: VietstockFinance

Tương đồng về số lượng với nhóm bất động sản, nhóm xây dựng có 16 mã giảm giá và 2 mã đứng giá. Nguyên nhân chung dẫn đến việc các mã cổ phiếu thuộc nhóm này trở nên kém hấp dẫn là do giá nguyên vật liệu xây dựng giai đoạn đầu năm 2021 liên tục tăng “nóng”, làm tăng chi phí thực hiện dự án, kéo theo giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các mã cổ phiếu thuộc nhóm xây dựng giảm giá giai đoạn 29/01-29/06/2021
Nguồn: VietstockFinance

Bên cạnh vật liệu xây dựng, giá các loại khí đốt cũng tăng mạnh trong thời gian qua, điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các cổ phiếu ngành điện, đặc biệt là các cổ phiếu nhiệt điện. Mặt khác, việc giá dầu và khí đốt tăng đã tác động tích cực đến nhóm cổ phiếu dầu khí, chỉ trừ PGC của Tổng Công ty Gas Petrolimex - CTCP (HOSE: PGC).

Các mã cổ phiếu thuộc nhóm năng lượng giảm giá giai đoạn 29/01-29/06/2021
Nguồn: VietstockFinance

Covid-19 là cơn “ác mộng” với cổ phiếu vận tải

Dịch Covid-19 luôn là nỗi “ác mộng” đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và dịch vụ. Từ đầu năm 2021 đến nay, Việt Nam đã và đang trải qua hai lần bùng phát dịch Covid-19, điều này đã khiến giá cổ phiếu của những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực trên chịu nhiều tác động tiêu cực.

Đặc biệt, cổ phiếu DL1 của CTCP Tập đoàn Năng lượng Tái tạo Việt Nam (HNX: DL1) là mã giảm giá mạnh nhất trong 100 mã cổ phiếu đi ngược đà tăng của thị trường với mức giảm gần 63%.

Các mã cổ phiếu thuộc nhóm vận tải và dịch vụ giảm giá giai đoạn 29/01-29/06/2021
Nguồn: VietstockFinance

Dịch bệnh bùng phát không chỉ làm cho nhóm ngành vận tải và dịch vụ đình trệ, mà còn làm giảm nhu cầu tiêu dùng chung, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mã cổ phiếu thuộc nhóm thương mại.

Các mã cổ phiếu thuộc nhóm thương mại giảm giá giai đoạn 29/01-29/06/2021
Nguồn: VietstockFinance

Ngoài những nhóm cổ phiếu kể trên, vẫn còn một số nhóm cổ phiếu khác ghi nhận có mã đi ngược với đà tăng của thị trường suốt 5 tháng qua.

Nguồn: VietstockFinance

Lưu ý, các mã được thống kê trong bài đều có khối lượng giao dịch trung bình đạt trên 10,000 cp/ngày.

Theo dữ liệu từ VietstockFinance, trong ngày VN-Index vượt mốc 1,400 điểm (28/06), thị trường ghi nhận 244 mã giảm giá và 193 mã đứng giá trong tổng số 753 mã cổ phiếu niêm yết trên hai sàn HOSEHNX.

Hà Lễ

FILI

Các tin tức khác

>   FUEMAV30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 02/07/2021 (02/07/2021)

>   E1VFVN30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 02/07/2021 (02/07/2021)

>   FUEVN100: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 02/07/2021 (02/07/2021)

>   FUESSVFL: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 02/07/2021 (02/07/2021)

>   FUESSV30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 02/07/2021 (02/07/2021)

>   FUEVFVND: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 02/07/2021 (02/07/2021)

>   FUESSV50: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 02/07/2021 (02/07/2021)

>   NHP: Thông báo về việc hạn chế giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM đối với cổ phiếu của Công ty cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP (MCK: NHP) (02/07/2021)

>   SJC: Thông báo Về việc hạn chế giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM đối với cổ phiếu của Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 (02/07/2021)

>   02/07: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán? (02/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật