Thứ Năm, 08/07/2021 10:00

Ngày 08/07/2021: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: AGG, DIG, FCN, HDB, HTN, NLG, SSB, STB, VJCVIC.

Khóa học Online

CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN

 💡 Khai giảng: 22/7/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, thanh khoản, mức độ quan tâm của nhà đầu tư... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

AGG - CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia

Giá cổ phiếu xuất hiện phục hồi khi về gần vùng 48,500-50,000 (đáy cũ liền kề và đường SMA 50 ngày). Giá tạo cây nến xanh có thân lớn chứng tỏ bên mua đang chiếm được ưu thế.

Khối lượng giao dịch phục hồi trở lại và đạt xấp xỉ mức trung bình 20 phiên gần nhất. Điều này cho thấy dòng tiền đang được cải thiện và tâm lý nhà đầu tư đã bớt thận trọng hơn.

Chỉ báo MACD vẫn duy trì dưới đường tín hiệu (signal line) cho thấy nhịp điều chỉnh có thể vẫn còn. Tuy nhiên, giá cổ phiếu AGG vẫn duy trì trên các đường MA trung và dài hạn nên xu hướng tăng vẫn đang là xu hướng chính của cổ phiếu này.

DIG - Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng

Giá cổ phiếu đang rơi về vùng hỗ trợ 22,000-23,500 (đáy cũ tháng 05/2021). Mẫu hình nến gần giống High Wave Candle xuất hiện tại hỗ trợ này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang giằng co trở lại.

Chỉ báo MACD đã rơi xuống dưới ngưỡng 0 nên tình hình đang khá bi quan. Chỉ báo Stochastic Oscillator đã rơi vào vùng quá bán (oversold), Nếu chỉ báo có thể cho tín hiệu mua tại vùng này thì nhịp giảm sẽ có thể được tạm dừng.

Khối lượng giao dịch tăng dần trong những ngày gần đây và vượt mức trung bình 20 phiên trong ngày 07/07/2021 cho thấy dòng tiền đang bắt đầu quay trở lại.

FCN - CTCP FECON

Trong phiên giao dịch ngày 07/07/2021, giá cổ phiếu FCN tạo mẫu hình nến Doji sau khi rơi về test vùng hỗ trợ 10,000-11,000 (đáy cũ tháng 05/2021). Nếu hỗ trợ này vẫn được giữ vững thì tình hình sẽ có thể tích cực trở lại.

Tuy nhiên, chỉ báo MACD đã cho tín hiệu bán và rơi xuống dưới ngưỡng 0. Chỉ báo Stochastic Oscillator đã rơi mạnh và có thể về vùng quá bán (oversold).

Khối lượng giao dịch không ổn định khi trồi sụt quanh mức trung bình 20 phiên gần nhất trong thời gian qua. Tín hiệu này cho thấy dòng tiền đang không thực sự mạnh mẽ.

HDB - Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM

Trong phiên giao dịch ngày 07/07/2021, giá cổ phiếu HDB phục hồi trở lại sau phiên sụt giảm mạnh trước đó. Khối lượng giao dịch tăng cao và vượt lên trên mức trung bình 20 ngày cho thấy dòng tiền đang khá dồi dào.

Chỉ báo MACD vẫn duy trì trên đường singal. Chỉ báo Relative Strength Index đã hồi phục và lấy lại được trendline tăng trung hạn (bắt đầu từ tháng 01/2021). Những tín hiệu này cho thấy tình hình vẫn chưa quá bi quan.

Mục tiêu tiếp theo của HDB vẫn sẽ là vùng 43,000-44,000 (ngưỡng Fibonacci Projection 161.8%).

HTN - CTCP Hưng Thịnh Incons

Giá cổ phiếu xuất hiện mẫu hình nến Hammer sau khi về test vùng hỗ trợ 34,000-36,000 (đáy cũ tháng 05/2021). Điều này chứng tỏ đã xuất hiện lực mua bắt đáy tại đây.

Tuy nhiên, giá tạo mẫu hình Falling Window trong phiên 07/07. Nếu giá có thể lấp đầy được khoảng trống giảm giá này trong thời gian tới thì tình hình sẽ khả quan hơn.

Khối lượng giao dịch tăng cao đột biến và vượt lên trên mức trung bình 20 phiên cho thấy nhà đầu tư đang khá chú ý đến cổ phiếu này.

Tuy nhiên, chỉ báo MACD đã cho tín hiệu bán và rơi xuống dưới ngưỡng 0. Chỉ báo Relative Strength Index đã rơi xuống dưới trendline ngắn hạn. Những tín hiệu này cho thấy rủi ro điều chỉnh vẫn còn.

NLG - CTCP Đầu tư Nam Long

Trong phiên giao dịch 07/07/2021, giá cổ phiếu NLG tiếp tục suy giảm sau khi test vùng kháng cự 38,500-40,000 (tương đương ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%). Tuy nhiên, đà giảm trong phiên đã được thu hẹp sau khi giá rơi về đường SMA 100 ngày. Điều này cho thấy lực mua tại vùng này là khá mạnh.

Tuy nhiên, chỉ báo Relative Strength Index và chỉ báo MACD vẫn đang suy giảm. Điều này cho thấy rủi ro giảm điểm là vẫn còn.

Hiện tại, giá cổ phiếu vẫn đang duy trì trên trenline tăng (bắt đầu từ tháng 03/2020). Nếu đường này vẫn trụ vững thì nhịp tăng sẽ trở lại. Bên cạnh đó, đường SMA 100 ngày cũng đang gần đây nên độ tin cậy là khá cao.

SSB - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Trong phiên giao dịch ngày 07/07/2021, giá cổ phiếu SSB tiếp tục biến động trên đường Middle. Điều này cho thấy tình hình đang khá tích cực.

Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình 20 phiên chứng tỏ dòng tiền đang tìm về với cổ phiếu này.

Chỉ báo MACD hiện đã tạm ngưng đà giảm. Trong trường hợp chỉ báo này cho tín hiệu mua mới (cắt lên trên đường signal) thì đà tăng của cổ phiếu sẽ được củng cố.

STB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Trong phiên giao dịch sáng ngày 07/07/2021, giá cổ phiếu STB tiếp tục điều chỉnh sau khi test vùng kháng cự 33,000-35,000 (đỉnh lịch sử tháng 05/2021 và ngưỡng Fibonacci Retracement 261.8%).

Chỉ báo MACD và chỉ báo Relative Strenth Index chưa có dấu hiệu đảo chiều nên rủi ro giảm điểm là vẫn còn.

Hiện tại, đường Middle đang là hỗ trợ gần nhất cho cổ phiếu. Nếu đường này trụ vững thì nhịp tăng sẽ trở lại. Tuy nhiên, nếu đường này bị phá vỡ thì đường SMA 50 ngày sẽ là hỗ trợ tiếp theo cho STB.

VJC - CTCP Hàng không Vietjet

Trong phiên giao dịch 07/07/2021, giá cổ phiếu VJC tăng điểm mạnh mẽ với mẫu hình nến White Closing Marubozu cho thấy tâm lý lạc quan của nhà đầu tư về triển vọng của cổ phiếu này.

Khối lượng giao dịch bùng nổ và trở lại trên mức trung bình 20 phiên gần nhất. Bên cạnh đó, chỉ báo MACD và chỉ báo Relative Strength Index vẫn đang tích cực. Điều này cho thấy tình hình vẫn đang khá lạc quan.

Nếu đà tăng này tiếp tục được duy trì thì nhiều khả năng VJC sẽ tiến lên test vùng 135,000-140,000 (đỉnh cũ tháng 03/2021).

VIC - Tập đoàn VINGROUP - CTCP

Trong phiên giao dịch ngày 25/06/2021, giá VIC tiếp tục biến động trong vùng hỗ trợ 113,000-118,000 (ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2%). Cây nến White Closing Marubozu xuất hiện chứng tỏ lực mua khá mạnh ở vùng giá này.

Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình 20 phiên cho thấy dòng tiền đang khá dồi dào.

Hiện tại, vùng 113,000-118,000 đang là hỗ trợ cho VIC. Tại đây cũng có sự hiện diện của đường SMA 100 ngày và đường SMA 200 ngày nên độ tin cậy là khá cao. Trong trường hợp giá đột ngột điều chỉnh mạnh thì trendline tăng dài hạn (bắt đầu từ tháng 03/2020) sẽ là hỗ trợ quan trọng cho VIC.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 07/07: VN-Index giằng co tại vùng hỗ trợ (07/07/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 06/07: Sự bi quan vẫn hiện diện (06/07/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 05/07: VN-Index test lại ngưỡng Fibonacci Projection 100% (05/07/2021)

>   Tuần 05-09/07/2021: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (05/07/2021)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 05-09/07/2021 (04/07/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 02/07: Đà tăng được duy trì (02/07/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 01/07: Phục hồi nhẹ sau khi về test ngưỡng hỗ trợ (01/07/2021)

>   Ngày 01/07/2021: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (01/07/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 30/06: Nhịp tăng tiếp tục (30/06/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 29/06: VN-Index vượt lên trên vùng 1,390-1,410 điểm (29/06/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật