Thứ Hai, 26/07/2021 22:05

Hy vọng mới về vắc xin cho các nước đang phát triển

Ngân hàng Thế giới (World Bank) và cơ chế COVAX ra tay đẩy nhanh phân phối vắc xin cho các nước đang phát triển bằng nỗ lực mới.

Một người Kenya được tiêm vắc xin Covid-19 dưới cơ chế COVAX. Reuters

Hãng Reuters ngày 26.7 đưa tin Ngân hàng Thế giới và cơ chế COVAX vừa công bố cơ chế tài chính nhằm đẩy mạnh nguồn cung vắc xin Covid-19 cho các nước đang phát triển.

Cơ chế mới sẽ giúp COVAX đặt mua trước vắc xin với giá cạnh tranh hơn từ các hãng, dựa trên tổng hợp nhu cầu của các nước, sử dụng nguồn tài chính từ Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng phát triển đa phương khác.

“Tiếp cận vắc xin vẫn là thách thức lớn nhất mà các nước đang phát triển đối diện nhằm bảo vệ người dân của họ trước tác động về y tế, xã hội và kinh tế của đại dịch”, theo Chủ tịch World Bank Dadvid Malpass.

“Cơ chế này sẽ đem đến những nguồn cung mới và cho phép các nước tăng tốc mua vắc xin. Nó còn giúp minh bạch về nguồn vắc xin có sẵn, giá, và lịch trình phân phối”, ông cho biết.

World Bank đã đồng ý với COVAX sẽ giúp các nước có thu nhập thấp và trung bình tiếp cận thêm vắc xin Covid-19, bên cạnh các liều trợ cấp hoàn toàn đã nhận. Cơ chế mới được đưa ra giữa cảnh báo gia tăng về tiến độ tiêm vắc xin chậm tại các nước thu nhập thấp.

Theo Bloomber, thế giới đã tiêm 3,85 tỉ liều vắc xin tại 180 nước và vùng lãnh thổ, với tiến độ mới nhất là khoảng 33,7 triệu liều/ngày.

Chỉ 1,1% dân số tại các nước thu nhập thấp được tiêm ít nhất 1 mũi so với 26,9% tổng dân số toàn cầu, theo số liệu của trang thống kê Our World in Data.

Khánh An

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Chuỗi cung ứng toàn cầu oằn mình chống chọi lũ lụt và biến chủng Delta (26/07/2021)

>   Ngôi sao một thời trên thị trường tiền tệ châu Á đang nếm trải vị đắng (26/07/2021)

>   Hy vọng mới từ vắc xin Covid-19 dạng viên uống (26/07/2021)

>   'Du lịch vào vũ trụ vẫn chỉ là thú vui riêng của người giàu' (25/07/2021)

>   Thỏa thuận kỹ thuật số châu Á khơi dậy hy vọng Mỹ tái gia nhập CPTPP (24/07/2021)

>   Những tín hiệu bấp bênh về sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu (24/07/2021)

>   Mỹ không còn dọa áp thuế lên hàng Việt Nam (24/07/2021)

>   Các hãng hàng không Thái Lan gần đến bờ vực sụp đổ? (23/07/2021)

>   Những mối nguy hiểm rình rập các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc (23/07/2021)

>   NHTW châu Âu điều chỉnh chiến lược để tránh thắt chặt chính sách tiền tệ quá sớm (23/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật