Thứ Sáu, 30/07/2021 08:00

Dịch vụ

Gọi vốn tín chấp nước ngoài - hiệu quả nhưng không dành cho số đông

Vay vốn từ định chế nước ngoài là một trong những kênh tiếp cận vốn hiệu quả với khối công ty chứng khoán. Tuy nhiên, tiếp cận nguồn vốn này không phải câu chuyện dễ dàng.

Sự sôi động của thị trường đặt ra nhu cầu tăng vốn cho các công ty chứng khoán

Tiên phong tìm kiếm hướng đi mới

Vốn kinh doanh là câu chuyện chưa bao giờ cũ ở trên thương trường. Người ta vẫn thường nói “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, trong kinh doanh, nếu nắm trong tay nguồn vốn lớn thì chắc chắn sẽ có nhiều lợi thế. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động ở mảng tài chính với dòng tiền quay vòng nhanh như công ty chứng khoán (CTCK), vốn mạnh sẽ càng là lợi thế lớn.

Tuy nhiên, việc huy động vốn ở nhóm CTCK vẫn gặp một số khó khăn nhất định. Bị áp trần cho vay vốn từ các ngân hàng trong nước, nhóm này khó mà tận dụng được nguồn vốn từ kênh tín dụng trong nước. Theo đó, muốn huy động vốn lớn trong nước chủ yếu đến từ cổ đông hoặc huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Thời điểm trước năm 2019, tiếp cận được vay tín chấp quốc tế phần nhiều là các ngân hàng, còn doanh nghiệp Việt Nam thì vắng bóng hơn hẳn. Qua ghi nhận ở thời điểm đó, nhiều DN đã tiếp cận nguồn vốn ngoại thông qua kênh phát hành cổ phần cho đối tác chiến lược, hoặc phát hành trái phiếu quốc tế như Vietjet, Vingroup, Masan, Novaland... Còn các ngân hàng như OCB, Vietinbank, VPBankVIB, TPBank, SHB, LienVietPostbank… cũng đã gia tăng gọi vốn nước ngoài. Như vậy, tiếp cận vốn vay tín chấp quốc tế thường là các Tập đoàn kinh tế lớn, hoặc các dự án trọng điểm, hoặc các định chế tài chính như Ngân hàng.

Chỉ đến năm 2019, khi Chứng khoán SSI lần đầu gọi thành công vốn tín chấp trị giá 55 triệu USD từ ngân hàng Sinopac - tìm kiếm nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài mới dần trở thành hướng đi mà nhiều công ty chứng khoán tìm đến.

Trong năm 2020 và nửa năm 2021, một số CTCK đã tiếp cận được với nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài. Năm 2020, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa nhận được khoản vay tín chấp trị giá 40 triệu USD - tương đương 920 tỷ đồng - từ nhóm các định chế tài chính nước ngoài, đứng đầu là Ngân hàng Sinopac. Đầu năm 2021, Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) đã ký Hợp đồng vay hợp vốn tín chấp trị giá 44 triệu USD - tương đương 1,015 tỷ đồng với nhóm 7 định chế tài chính Đài Loan - đứng đầu là First Commercial Bank (FCB). Trong tháng 3 và 4, VietinBank Securities cũng huy động được 90 triệu USD từ các ngân hàng Đài Loan và Hàn Quốc. Hay Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) cũng vay thêm 459 tỷ đồng (khoảng 20 triệu USD) từ Taishin International Bank Co. Ltd.

Định mức tín nhiệm là chìa khóa quan trọng

Việc đi vay nước ngoài mang lại nguồn vốn dồi dào hơn trong nước, do nhiều đối tác cho vay hơn với mức chi phí phong phú hơn. Tuy nhiên, so sánh với các kênh trong nước, vay các định chế nước ngoài sẽ yêu cầu nhiều hơn về đánh giá khách hàng, những yêu cầu về pháp lý, trong khi vay trong nước sẽ có yêu cầu nhiều hơn về tài sản đảm bảo cho khoản vay và mục đích sử dụng vốn.

Tương tự các khoản vay tín dụng khác, yêu cầu về tính minh bạch về doanh nghiệp được đặt lên rất cao. Đặc biệt, các định chế nước ngoài thường cấp các khoản tín dụng tín chấp nên phần lớn dựa trên các thông tin tài chính quá khứ, triển vọng về doanh nghiệp trong ngành nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Đáp ứng khẩu vị của định chế nước ngoài là cả một quá trình xây dựng chuẩn mực về tính minh bạch và hiệu quả hoạt động của công ty. Các định chế nước ngoài thường tìm kiếm những đối tác cho vay là doanh nghiệp đầu ngành trong các lĩnh vực ngành nghề kinh tế có sự ổn định và triển vọng phát triển, bên cạnh việc đảm bảo tính bền vững trong phát triển công ty. Dù đã phổ biến hơn ở Việt Nam, tuy nhiên, hầu như chỉ có các công ty chứng khoán top đầu hoặc các công ty chứng khoán có ngân hàng hậu thuẫn mới tiếp cận được hình thức vay vốn này. “Sân chơi” tín chấp vì thế, vốn có nhiều lợi thế, nhưng không phải công ty chứng khoán nào cũng có thể tham gia.

Mới nhất, ngày 26/07, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE: SSI) chính thức phát đi thông báo ký thành công hợp đồng vay vốn với hạn mức lên tới 100 triệu USD - tương đương 2,300 tỷ đồng - vốn tín chấp từ nhóm các ngân hàng hàng đầu Đài Loan (Trung Quốc). Đứng đầu thu xếp và đầu mối khoản vay là Ngân hàng Union Bank of Taiwan (UBOT) và Taipei Fubon Commercial Bank Co., Ltd (Fubon). Khoản vay được kết nối thu xếp bởi Khối Dịch vụ Ngân hàng đầu tư SSI (Investment Banking - IB SSI) chỉ sau 3 tháng thương thảo.

Khoản vay lên tới 100 triệu USD với nhóm các ngân hàng nước ngoài đứng đầu là UBOT và Fubon có kỳ hạn không quá 12 tháng với mức lãi suất ngắn hạn theo thị trường tiền tệ quốc tế và dự kiến được giải ngân thành 2 đợt.

Dễ nhận thấy, trong số các công ty chứng khoán đang huy động vốn qua hình thức tín chấp, ở cùng giai đoạn, SSI luôn là doanh nghiệp huy động được nhiều nhất vốn tín chấp từ các định chế nước ngoài. Cuối năm 2020 vừa qua, SSI cũng đã huy động được 85 triệu USD tín chấp từ nhóm các ngân hàng nước ngoài, đứng đầu là UBOT - lớn nhất trong số các công ty chứng khoán nhận được vốn tín chấp trong năm 2020.

Hiện tại, khoản vay tín chấp 100 triệu của SSI cũng đang là hạn mức lớn nhất mà các công ty chứng khoán nhận được, cho thấy rõ tiềm lực tài chính cũng như uy tín vượt trội của SSI trên thị trường.

Đại diện SSI cho biết, với lợi thế quy mô tài sản lớn nhất thị trường, khả năng quản trị rủi ro cao, SSI luôn được ưu đãi và thỏa thuận được mức chi phí vay hợp lý khi tiếp cận với các đối tác cho vay.

Trong bối cảnh dư nợ vay margin của các CTCK đang tăng cao kỷ lục, thông tin SSI vay tín chấp được thêm 100 triệu USD với mục tiêu bổ sung nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh, tự doanh và cho vay margin sẽ là động lực mới để cuộc đua thêm phần gay cấn.

Dư nợ cho vay ký quỹ cuối quý 2 của SSI đạt 15,539 tỷ đồng, tăng trưởng 72% so với đầu năm, dẫn đầu thị trường và cũng là mức kỷ lục đối với hoạt động cho vay ký quỹ của SSI. Mặc dù dẫn đầu nhưng SSI hiện cũng là công ty còn room cho vay margin lớn nhất nhờ vốn chủ sở hữu lớn. Khá nhiều công ty đã suýt soát mức trần dẫn đến việc không thể cho vay thêm nếu không tăng vốn.

FILI

Các tin tức khác

>   TTZ: Báo cáo tài chính quý 2/2021 (công ty mẹ) (29/07/2021)

>   Khối CTCK tiếp tục lãi lớn nhờ thị trường thuận lợi (29/07/2021)

>   NAF: BCTC Tóm tắt Hợp nhất quý 2 năm 2021 (29/07/2021)

>   NAF: BCTC Tóm tắt quý 2 năm 2021 (29/07/2021)

>   EID: Báo cáo tài chính quý 2/2021 (29/07/2021)

>   MHC: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2021 (29/07/2021)

>   MHC: BCTC quý 2 năm 2021 (29/07/2021)

>   LSS: BCTC Hợp nhất quý 4 năm 2021 (29/07/2021)

>   LSS: BCTC quý 4 năm 2021 (29/07/2021)

>   VNDS: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2021 (29/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật