Thứ Ba, 27/07/2021 13:00

Dư nợ lập kỷ lục, CTCK tiếp tục thu lời bộn từ cho vay margin trong quý 2

Thị trường tích cực trong quý 2 kéo theo nhu cầu vay margin lớn trên thị trường, nhờ đó nhóm công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục kiếm được lời từ mảng này.

Dư nợ margin tiếp tục lập kỷ lục trong quý 2

Tới 30/06/2021, dư nợ cho vay (chủ yếu là cho vay margin) của 50 CTCK đạt gần 140 ngàn tỷ đồng, tăng 25% so với cuối quý 1. Dư nợ margin tiếp tục lập mức kỷ lục mới. So với một năm trước, con số dư nợ đã tăng hơn 150%.

Kết quả tăng trưởng thăng hoa rực rỡ đến từ sự tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam vừa bước qua nửa đầu năm 2021 với sự bứt phá mạnh mẽ của các chỉ số chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch 30/06, chỉ số VN-Index dừng tại 1,408.55 điểm, tăng 27.6% so với thời điểm đầu năm. Giá trị khớp lệnh bình quân sàn HOSE trong quý 2 đạt hơn 19.8 ngàn tỷ đồng/phiên, tăng 41% so với quý trước và gấp gần 5 lần cùng kỳ năm 2020. Trong quý 2, có thời điểm giá trị giao dịch sàn HOSE vượt trên 30 ngàn tỷ đồng.

IR AWARDS 2021

BÌNH CHỌN NGAY

QUÀ TRAO TAY

Giải đặc biệt: Điện thoại Samsung Galaxy M51 trị giá 9.500.000đ

>> BÌNH CHỌN NGAY

Trong quý 2, hàng loạt CTCK ghi nhận dư nợ tăng mạnh so với cuối quý trước. Đặc biệt, sự bứt phá chủ yếu nằm ở nhóm CTCK nội. Chứng khoán SSI vượt qua Chứng khoán Mirae Asset trở thành CTCK có dư nợ cho vay lớn nhất toàn nhóm vào thời điểm cuối quý 2. Dư nợ của SSI thời điểm này đạt hơn 16.1 ngàn tỷ đồng, tăng 45% so với quý trước. Các CTCK có thị phần lớn khác như Chứng khoán VNDirect (VND), Chứng khoán Bản Việt (VCI), Chứng khoán MB (MBS) đều ghi nhận tăng trưởng về dư nơ trong quý 2.

Nhóm CTCK nhỏ và vừa ghi nhận mức tăng phi mã về dư nợ cho vay chỉ trong 1 quý. Chứng khoán TPS ghi nhận dư nợ tăng 183% trong quý 2, đạt gần 810 tỷ đồng. Chứng khoán Stanley Brother (SBSI), Chứng khoán Đại Nam (DNSE), Chứng khoán SBS cũng có dư nợ tăng bằng lần so với quý trước. Tuy vậy, dư nợ của các công ty chứng khoán này vẫn còn khiêm tốn so với các công ty dẫn đầu về dư nợ.

Lãi margin tăng trưởng cùng dư nợ

Với sự tăng mạnh dư nợ trong quý 2, mảng cho vay margin cũng đã mang lại nguồn thu lớn cho các CTCK. 50 CTCK kể trên thu về gần 3.3 ngàn tỷ đồng từ lãi cho vay, phải thu trong quý 2. Kết quả này tăng trưởng 27% so với quý 1 và tăng gần 120% so với cùng kỳ năm trước.

Tương ứng với thứ hạng dư nợ, SSI, Mirae Asset dẫn đầu về doanh thu từ mảng cho vay margin. So với quý trước, SSI ghi nhận tăng trưởng 38% về lãi cho vay, phải thu trong khi Mirae Asset tăng 11%.

Top 20 CTCK có dư nợ lớn nhất vào cuối quý 2/2021
Đvt: Tỷ đồng

Hầu hết các CTCK đều ghi nhận tăng trưởng ở mảng này, tuy nhiên, vẫn có những công ty ghi nhận doanh thu margin giảm so với quý đầu năm. Chẳng hạn Chứng khoán VPS ghi nhận lãi cho vay, phải thu giảm 3% về còn gần 200 tỷ đồng dù dư nợ đạt hơn 7.3 ngàn tỷ đồng, tăng 16% so với quý trước.

Những CTCK giảm lãi cho vay, phải thu trong quý 2/2021
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Dư nợ chững lại ở nhóm CTCK ngoại

Điểm đáng chú ý là dư nợ ở các CTCK ngoại không tăng trưởng nhiều trong quý 2. Chứng khoán Mirae Asset ghi nhận dư nợ hơn 15.1 ngàn tỷ đồng vào cuối quý 2, tăng 9% trong quý. Chứng khoán KB (KBSV) ghi nhận dư nợ hơn 3.7 ngàn tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với cuối quý trước. Trong khi đó, Chứng khoán Yuanta (YSVN) cũng chỉ ghi nhận mức tăng dư nợ cho vay 3%, lên mức gần 3.2 ngàn tỷ đồng.

Một số CTCK ngoại khác có dư nợ tăng khá hơn như KIS (tăng 28%), MBKE (tăng 11%), PHS (tăng 16%), NHSV (tăng 26%)… tuy nhiên, mức tăng vẫn thấp so với mặt bằng chung của toàn nhóm.

Nguyên nhân chính khiến dư nợ của một số CTCK không tăng nhiều có lẽ vì các công ty này đã kín room cho vay. Theo quy định, CTCK không được cho vay quá 200% vốn chủ sở hữu. Vào cuối quý 1, nhiều CTCK như Mirae Asset, HCM, YSVN… đã gần chạm ngưỡng này dẫn tới dư địa cho vay không còn nhiều. Trong khi đó, các công ty khác như SSI, TCBS, VCI, SHS, TVSI… có tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn chủ sở hữu cuối quý 1 khá ở dưới mức 100%. Nhờ vậy, nhóm này vẫn còn dư địa lớn để tăng dư nợ cho vay trong quý 2. Tuy nhiên, tới cuối quý 2, do tăng mạnh dư nợ cho vay trong quý, nhiều CTCK cũng đã chạm ngưỡng giới hạn cho vay.

Tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn chủ sở hữu của top 20 CTCK có dư nợ lớn nhất
Nguồn: VietstockFinance

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Lãi lỗ quý 2/2021: 529 doanh nghiệp tạo ra 13,400 tỷ đồng lãi ròng (27/07/2021)

>   HDB: Nghị quyết HĐQT về việc chốt DSCĐ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (26/07/2021)

>   HAR: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2021 (26/07/2021)

>   FRT: Nghị quyết HĐQT về việc bổ sung thông tin tại bảng danh sách doanh nghiệp có liên quan (26/07/2021)

>   IDI: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2021 (26/07/2021)

>   IJC: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2021 (26/07/2021)

>   LCG: Nghị quyết HĐQT số 13 và 14 ngày 26/07/2021 (26/07/2021)

>   RIC: Nghị quyết HĐQT về việc tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2021 bằng hình thức trực tuyến (26/07/2021)

>   SMA: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2021 (26/07/2021)

>   VHC: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2021 (26/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật