Chủ Nhật, 18/07/2021 12:00

Công khai đường dây nóng 23 tỉnh, thành phố, chặn các hành vi gian lận thương mại

Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa công khai danh sách số điện thoại đường dây nóng tại 23 tỉnh, thành phố khu vực miền Nam để tiếp nhận, xử lý và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về giá, đặc biệt các hành vi lợi dụng dịch bệnh để gian lận thương mại, thu lời bất chính...

Ảnh sưu tầm

Theo  đó, các tổ chức, cá nhân tại 23 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi lợi dụng dịch bệnh để thu lời bất chính, có thể gọi ngay đến các đầu số điện thoại này để tố giác.

23 số hotline tiếp nhận tố giác:

Phú Yên 0949.144.679; Ninh Thuận 0913.882.175; Bình Thuận 0905.062.669; Lâm Đồng 0913.934.739; Bình Phước 0988.200.568; Bình Dương 0972.777.778; Tp. Hồ Chí Minh 0283.9321.014;  Bà Rịa Vũng Tàu 0983.046.959; Đồng Nai 0913.611.018; Tây Ninh 0888.506.792; Long An 0988.252.228; Tiền Giang 0913.686.475; Bến Tre 0918.353.721; Trà Vinh 0944. 322.066; Vĩnh Long 0985.770.399; Đồng Tháp 0913.938.739; An Giang 0913.970.424; Kiên Giang 0913.993.156; Cần Thơ 0903.741.676; Hậu Giang 0911.637.779; Sóc Trăng 0913.983.323; Bạc Liêu 0913.990.177; Cà Mau 0913.986.927.

Việc tiếp nhận các hành vi vi phạm góp phần đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.

Tất cả số điện thoại đường dây nóng do 23 Cục Quản lý thị trường khu vực miền Nam phụ trách sẽ hoạt động thông suốt 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.

Mọi thông tin sẽ được tiếp nhận theo quy định của pháp luật, đồng thời các thông tin của tổ chức, cá nhân trình báo và nội dung tin phản ánh được giữ bí mật.

Quá trình tiếp nhận, xử lý tin báo được thực hiện theo chế độ “Mật” và theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, số đường dây nóng tại 23 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam cũng tiếp nhận các hành vi buôn lậu, kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về đo lường, chất lượng, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng diễn ra tại các địa phương.

Thông tin về tình cung ứng và giá cả hàng hóa của TP.HCM và các tỉnh phía Nam, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, tính đến trưa ngày 17/7, việc vận chuyển lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố đã được cải thiện, nguồn hàng cung ứng ổn định, đáp ứng cơ bản nhu cầu mua sắm của người dân.

Sau 2 ngày sức mua hàng tăng cao do tin đồn phong tỏa toàn thành phố, thì từ trưa ngày 16/7, lượng người đến siêu thị mua sắm giảm mạnh. Ngày 17/7, lượng khách hàng thưa thớt, các siêu thị không còn phát phiếu hẹn giờ vào siêu thị. 

Tú Anh

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Bộ Công Thương thành lập Tổ công tác đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam (18/07/2021)

>   Lập biên bản một cửa hàng Bách Hóa Xanh ở Sóc Trăng (18/07/2021)

>   Vì sao cần cách ly xã hội 19 tỉnh, thành phía Nam? (18/07/2021)

>   Sáng 18.7, thêm 2.454 ca Covid-19 lây nhiễm trong nước tại 21 tỉnh thành (18/07/2021)

>   Ba ưu tiên khi giãn cách xã hội tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam (17/07/2021)

>   Ngày 17/7 ghi nhận 3,718 ca Covid-19, riêng TPHCM có 2,786 ca nhiễm (17/07/2021)

>   Chợ đầu mối Hóc Môn được mở điểm trung chuyển hàng hóa (17/07/2021)

>   Sau Con Cưng, Guardian… đến The Face Shop, anh văn Yola cũng vào cuộc bán rau (17/07/2021)

>   Sở Y tế TP.HCM gửi văn bản khẩn: Không để các ca Covid-19 lưu lại địa phương quá 12 giờ (17/07/2021)

>   Làn sóng tẩy chay Bách hóa Xanh giữa tâm dịch (17/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật