Phân tích kỹ thuật phiên chiều 10/06: Những tín hiệu tiêu cực vẫn còn
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 10/06/2021, VN-Index xuất hiện điều chỉnh trở lại sau phiên hồi phục trước đó. Trendline tăng bắt đầu từ tháng 01/2021 và đường Middle Band sẽ là hỗ trợ gần nhất của chỉ số này.
Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 10/06/2021, VN-Index xuất hiện điều chỉnh trở lại sau phiên hồi phục trước đó. Trendline tăng bắt đầu từ tháng 01/2021 và đường Middle Band sẽ là hỗ trợ gần nhất của chỉ số này.
Nếu VN-Index có thể trụ vững hỗ trợ này thì nhiều khả năng nhịp tăng có thể xuất hiện trở lại. Khi đó ngưỡng Fibonacci Projection 100% sẽ vẫn là mục tiêu mà chỉ số hướng đến.
Tuy nhiên, chỉ báo MACD đã cho tín hiệu bán. Chỉ báo Stochastic Oscillator đã rơi xuống dưới vùng quá mua (overbought) sau khi cho tín hiệu tương tự. Điều này cho thấy rủi ro đã tăng cao. Vùng 1,240-1,280 điểm (đỉnh cũ tháng 04/2021, đường SMA 50 ngày và ngưỡng Fibonacci Projection 61.8%) sẽ là hỗ trợ quan trọng nếu chỉ số phá thủng trendline tăng (bắt đầu từ tháng 01/2021).
Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 10/06/2021, HNX-Index xuất hiện cây nến đỏ thân nhỏ thể hiện sự giằng co trong tâm lý nhà đầu tư. Khối lượng sụt giảm trong phiên sáng cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, chỉ báo Stochastic Oscillator và chỉ báo MACD đều đang duy trì những tín hiệu tiêu cực. Điều này cho thấy khả năng giảm điểm là vẫn còn.
Vùng 290-300 điểm (đỉnh cũ tháng 04/2021 và đường SMA 50 ngày) hiện vẫn đang là hỗ trợ gần nhất cho HNX-Index trong trường hợp chỉ số tiếp tục điều chỉnh. Nếu vùng này vẫn trụ vững thì HNX-Index sẽ có cơ hội tiếp tục tiến lên test vùng kháng cự 330-340 điểm (ngưỡng Fibonacci Projection 100%).
FCN - CTCP FECON
Giá cổ phiếu đã rơi xuống dưới các đường MA quan trọng và trendline tăng dài hạn (bắt đầu từ tháng 03/2020). Điểm giao cắt từ thần (death cross) đã xuất hiện khi đường SMA 50 ngày rơi xuống dưới đường SMA 100 ngày nên rủi ro giảm điểm là vẫn còn.
Giá cổ phiếu hiện đang tiến lên test lại đường SMA 200 ngày. Nếu vượt hoàn toàn được vùng này và bứt phá khỏi trendline dài hạn đã đề cập ở trên thì tình hình của cổ phiếu sẽ tích cực hơn. Tuy nhiên, nếu cổ phiếu điều chỉnh trở lại thì vùng 10,500-11,200 (đáy cũ tháng 01/2021) sẽ là hỗ trợ quan trọng.
Chỉ báo Relative Strength Index đã vượt lên trendline tăng (bắt đầu từ tháng 11/2019). Chỉ báo MACD đã cho tín hiệu mua. Nếu chỉ báo này vượt lên trên ngưỡng 0 thì tình hình của cổ phiếu sẽ có thể khả quan hơn.
PAN - CTCP Tập đoàn Pan
Trong phiên giao dịch sáng ngày 10/06/2021, giá cổ phiếu PAN tiếp tục điều chỉnh hướng về vùng hỗ trợ 23,200-25,200 (có sự xuất hiện của đáy liền kề và đường SMA 200 ngày) sau khi test trendline giảm ngắn hạn (bắt đầu từ tháng 01/2021).
Dòng tiền của cổ phiếu đang khá yếu khi khối lượng trung bình suy giảm so với giai đoạn đầu năm 2021. Bên cạnh đó, chỉ báo Stochastic Oscillator tiếp tục giảm sau khi cho tín hiệu bán. Chỉ báo MACD đang về gần đường signal. Nếu chỉ báo này cho tín hiệu bán thì tình hình sẽ bi quan hơn.
Vùng 23,200-25,200 tiếp tục sẽ là hỗ trợ quan trọng cho cổ phiếu. Nếu vùng này trụ vững thì nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tiến lên test lại trendline giảm. Nhà đầu tư có thể cân nhắc tham gia PAN khi cổ phiếu vượt hoàn toàn trendline này.
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
|