Thứ Năm, 24/06/2021 09:48

Nghẽn lệnh sàn HOSE: Chúng ta vẫn nợ nhà đầu tư một lời xin lỗi

Sáng ngày 24/06, tọa đàm “Nghẽn lệnh tại HOSE: Thực trạng và giải pháp" được tổ chức.

Các diễn giả tham dự buổi tọa gồm có ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), ông Lê Hải Trà - Tổng Giám đốc HOSE.

Về phía các công ty thành viên có ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT CTCK SSI, ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Quyền Tổng Giám đốc CTCK VNDirect và ông Nguyễn Chí Thành - Phó Tổng Giám đốc CTCK SHS. Đại diện quỹ đầu tư có ông Vũ Hữu Điền - Giám đốc phụ trách Đầu tư Dragon Capital. Tọa đàm cũng có sự tham gia của ônng Dương Dũng Triều - Chủ tịch Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (FPT IS)

Các diễn giả tham gia tọa đàm “Nghẽn lệnh tại HOSE: Thực trạng và giải pháp"

Chúng tôi nợ nhà đầu tư không chỉ một, mà là nhiều lời xin lỗi

Ông Lê Hải Trà: Ở góc độ Sở giao dịch là người tổ chức thị trường khi xảy ra sự cố thì đó là vấn đề. Sở giao dịch phải nhận một phần trách nhiệm. Trong 21 năm qua, HOSE vẫn luôn hướng tới sự phát triển của thị trường Việt Nam. Đó là một lời cam kết, chúng tôi luôn cố gắng hết sức.

Ông Trần Văn Dũng: Chia sẻ của NĐT, CTCK như trên là kỳ vọng chung của toàn thị trường. Hiện tại, chống nghẽn lệnh là ưu tiên số 1.

Đối với ý kiến nâng cao dịch vụ của Sở giao dịch, giảm phí hỗ trợ cho nhà đầu tư. Từ khi dịch Covid bùng phát, UBCK đã báo cáo với BTCBTC đã có quyết sách rất kịp thời. Từ lúc hình thành, soạn thảo, phê duyệt ban hành chỉ mất 3 ngày. Tổng cộng lại đã miễn, giảm 22 loại phí. Trong đó, phí giao dịch cho Sở giảm 10%. Việc giảm phí đang được kéo dài tới tháng 6 năm nay. Theo đó, các CTCK có dư địa giảm phí cho NĐT.

Về kiến nghị T0, chúng ta phải đợi hệ thống KRX, không thể khác được.

Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, chúng ta sẽ tính xa hơn cả KRX nhưng trước mắt phải tập trung giải quyết nghẽn lệnh.

Đối với robot trading, đây là vấn đề cần nghiên cứu. Nếu áp dụng robot trading cho đặt lệnh thì sẽ có khác biệt về tốc độ giữa NĐT và robot.

Khóa học Online

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ỨNG DỤNG

Chiến lược Mua - Bán cổ phiếu

 💡 Khai giảng: 30/06/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Kỳ vọng trong năm 2022, nếu hệ thống KRX đi vào vận hành thì chúng ta có thể thực hiện giao dịch trong ngày, mở ra các thị trường mới như trái phiếu doanh nghiệp và có thêm các chỉ số mới, phái sinh chỉ số mới.

Ở cương vị Chủ tịch UBCK, từng làm ở HNX, HOSE, tôi cảm thấy khi xảy ra nghẽn lệnh, chúng tôi không chỉ nợ nhà đầu tư một mà là nhiều lời xin lỗi.

Cơ quan quản lý cũng như các đơn vị liên quan đang cố hết sức để giải quyết. Chúng tôi cũng nợ các nhà khoa học, các nhà báo đã nhắn tin, email về các vấn đề nghẽn lệnh.

Các giải pháp để TTCK phát triển khi hệ thống thông suốt

Khi hệ thống thông suốt thì vấn đề tiếp theo thị trường cần giải quyết là gì để phát triển hơn?

Ông Vũ Hữu Điền (Dragon Capital): Việc hợp nhất hai sở nên nhanh chóng tiến hành. Kỳ vọng T0 được nhanh chóng áp dụng, thanh khoản có thể tăng tới 50% (tham khảo các thị trường khác). Khi hệ thống FPT đi vào thì có thể đáp ứng điều kiện thanh khoản. Kỳ vọng hệ thống mới có thể đáp ứng các sản phẩm mới như bán khống.

Không nên quên mục tiêu nâng hạng. Vẫn còn một số vấn đề như room ngoại, có thể giải quyết bằng mở room hoặc cổ phiếu không có quyền biểu quyết (NVDR). Đồng thời, phải giải quyết hệ thống thanh toán bù trừ.

Bên cạnh đó, mong các CTCK xây dựng flat platform online để tăng mức độ giao dịch, nâng cao thị trường.

Cũng mong SSC có thể giám sát các hành động thao túng, hoạt động arbitrage phái sinh tránh ảnh hưởng thị trường.

Đối với ESG, chúng ta nên có hướng dẫn cụ thể để thu hút các nhà đầu tư vào Việt Nam.

Ông Trần Dũng - Nhà đầu tư cá nhân: Mong có thể rút ngắn T+2, đây là điều nhà đầu tư rất mong mỏi.

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh (VND): Thị trường phát triển được thì cần phải nâng cao số lượng và chất lượng hàng hóa. Đồng thời nâng cao chất lượng của các CTCK để có trung gian tốt hơn cho thị trường.

Thứ ba là chuẩn bị nâng cấp hệ thống phù hợp với sự phát triển của thị trường chứ không chỉ dừng lại ở hệ thống của FPT.

Ông Nguyễn Chí Thành (SHS): Bên cạnh các câu chuyện về hàng hóa, bản thân các dịch vụ mà Sở cung cấp của CTCK cũng phải phân loại. Chẳng hạn như với robot trading, đây là chuyện không thể tránh được, chúng ta không cấm nhưng phí, dịch vụ, cổng kết nối với các CTCK có robot trading nên khác với thị trường chung.

Chúng ta vẫn nợ nhà đầu tư một lời xin lỗi

Cảm nhận gì về câu chuyện nghẽn lệnh? Thị trường Việt Nam còn cần những gì?

Ông Nguyễn Duy Hưng (SSI): Thị trường đang tăng trưởng tốt, khả năng cung cấp dịch vụ của hệ thống chưa đáp ứng được dẫn tới nghẽn lệnh.

Khi FPT tham gia giải quyết, tôi nghi ngờ không phải vì không tin năng lực của FPT mà vì không tin là trong cơ chế này có thể xử lý nghẽn lệnh trong 100 ngày.

Chúng ta vẫn nợ một lời xin lỗi với nhà đầu tư, khi không cung cấp được dịch vụ tốt cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư trả phí cho CTCK và Sở do đó phải được hưởng đủ các quyền của mình.

NĐT chuyển từ tiết kiệm sang chứng khoán như hiện nay là cơ hội ngàn năm có một với sự phát triển của thị trường do đó cần đáp ứng được dịch vụ.

Ở các phiên mà chỉ số có sự méo mó, không thể hiện đúng thì chúng ta nên ngưng luôn không nên tiếp tục duy trì để tránh sai lệch. Bất cứ gì làm chỉ số méo mó chẳng hạn như nghẽn lệnh, treo lệnh thì phải dừng lại.

Chúng ta không thể bắt nhà đầu tư giao dịch ít đi được. Ở góc độ CTCK, chúng tôi luôn đáp ứng mọi chỉ đạo của cơ quan quản lý.

Trong tình cảnh hiện nay, có thể tạm ngừng robot trading nhưng đó là những cái giúp thị trường phát triển.

Thị trường cá nhân là đối tượng quan trọng cho sự phát triển của thị trường trong giai đoạn tới. Đây là đối tượng cần được lưu tâm.

Ông Nguyễn Duy Hưng

Chia sẻ về hệ thống mới của FPT? So sánh với hệ thống cũ của HOSE?

Ông Dương Dũng Triều (FPT): Một số nét chính để xử lý hệ thống của HOSE: Đầu tiên là chỉnh sửa hệ thống HNX, thứ hai là chỉnh sửa các cổng kết nối và chỉnh sửa các ứng dụng của hệ thống để thống nhất với các đơn vị khác trên thị trường.

Vì không phải CTCK nào cũng chỉnh sửa hệ thống cho phù hợp nên phải chỉnh sửa để hệ thống mới tương thích nhất.

Bên canh đó là, đầu tư thêm phần cứng để phù hợp với hệ thống mới.

Kế hoạch 100 ngày có 5 giai đoạn: Khảo sát HOSE, khác biệt quy chế HNXHOSE; Chỉnh sửa; Kiểm tra với 20 CTCK và mở rộng ra toàn bộ. Hiện tại đang kiểm tra lại hệ thống, kiểm tra an ninh bảo mật, kiểm tra ngưỡng tải. Xây dựng quy trình để xử lý khi có sự cố hệ thống.

Khác biệt với hệ thống cũ của Thái Lan: Đặt mục tiêu số lượng lệnh 3 – 5 triệu lệnh. Không có cơ chế phân bổ lệnh như trước. Quan trọng là chúng ta có thể làm chủ hệ thống: Khi phát sinh sự cố chúng ta biết lỗi ở đâu và chỉnh sửa, khi thị trường chạm ngưỡng thì chúng ta có thể chủ động nâng cấp cho phù hợp.

FPT thử năng lực hệ thống mới dựa trên 2 chỉ tiêu là số lượng lệnh giao dịch trong 1 ngày và số lượng lệnh công ty chứng khoán đẩy vào trong 1 giây.

Cần có động thái phù hợp để bảo vệ nhà đầu tư

Áp lực của CTCK, còn vấn đề gì nhà quản lý giải đáp được thắc mắc của nhà đầu tư về nghẽn lệnh?

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh (VND): Chúng tôi rất cảm thông với tình trạng nghẽn lệnh, ai cũng mong muốn thị trường phát triển hơn, giúp khơi thông kênh dẫn vốn, nhà đầu tư có thể tham gia được thị trường khi đó CTCK sẽ kinh doanh hiệu quả.

Tuy nhiên, nghẽn lệnh phát sinh đầu tiên từ nhận thức, thị trường chứng khoán từng bước hình thành từ năm 2000. VND từ 2006 đã chuẩn bị cho giao dịch trực tuyến từ rất sớm nhưng tới đầu năm 2020 Công ty cũng gặp tình trạng quá tải lệnh, gấp 3 lượng lệnh chỉ trong 2 tháng.

Ban đầu, Công ty bị nghẽn ở cổng vào là nhắn tin OTP, sau đó phát hiện bị nghẽn ở cổng ra kết nối với HOSE. Lúc này, tôi gọi với anh Dũng và anh Dũng nói: “Lúc anh ở HNX nguyên tắc của anh là khi tải của hệ thống đạt 30% công suất thì sẽ nâng cấp”. Hiện ít CTCK làm được điều đó, ý thức điều đó là một chuyện nhưng còn theo dõi đánh giá hoặc có mạnh dạn đầu tư không?

Nghẽn lệnh nhìn ở tích cực là tín hiệu tốt khi thanh khoản tăng, thị trường phát triển. Nhưng hạn chế là hạn chế về tầm nhìn, chúng ta không tưởng tượng ra thị trường sẽ đi nhanh như vậy.

Nghẽn lệnh là thực tế đã xảy ra không thể thay đổi được, chúng ta chỉ có thể tối ưu để giải quyết.

Đối với phương pháp ngưng sửa/hủy lệnh, VND cũng đề xuất áp dụng chung cho toàn thị trường. Nhưng khi ngồi họp lại thì mới phát hiện không phải hệ thống ở CTCK nào cũng giống nhau. Có những CTCK không đủ khả năng kiểm soát việc hủy/sửa lệnh nên phải áp dụng khác nhau.

Một vấn đề ở VND không xử lý được là khi lệnh trả về từ HOSE về chậm thì lệnh về cổng VND sẽ bị dồn ứ dẫn tới phát sinh lỗi 2G. Theo như ông Trà nói, khi lượng lỗi 2G vượt quá thì sẽ bị ngắt kết nối do đó VND phải kiểm soát để hệ thống không sập trước hệ thống của HOSE.

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh

Ông Nguyễn Chí Thành (SHS): Thị trường có nhiều phát sinh từ khi đưa CW vào giao dịch, robot trading… Việc nghẽn lệnh là do số lượng lệnh. Việc trả kết quả của Sở cũng chậm nên giao dịch trên thị trường mù mờ, muốn dễ khớp thì phải dùng lệnh MP. Lúc đó thì không biết lệnh trôi về đâu.

HOSE cũng đã rất nỗ lực trong quá trình khắc phục nghẽn lệnh nên chúng tôi cũng hợp tác.

Với tư cách là đơn vị kinh doanh dịch vụ, chúng tôi đã bị chửi rất nhiều. Có nhiều NĐT hiểu nhưng phần đa không hiểu hoặc cố tình không hiểu nên có hành động quá khích.

Đối với hủy/sửa, SHS chưa bao giờ bị 2G tới mức báo động. Nhưng áp dụng ngừng hủy/sửa lệnh dẫn tới rất khó khăn cho nhà đầu tư. SHS mong là cơ quan quản lý cũng hiểu sự bất tiện mà NĐT bức xúc.

Câu chuyện hủy sửa, nâng lô chỉ là tạm thời cho tới khi hệ thống mới của FPT hay KRX đi vào vận hành. Do đó, chúng tôi xác định phải sống chung với lũ. Mục tiêu là tăng NAV cho khách hàng chứ không phải khuyến khích giao dịch nhiều.

Đề xuất với cơ quan quản lý có động thái phù hợp hơn để bảo vệ NĐT khi có sự cố xảy ra. Khi giao dịch thì Sở được hưởng phí, nếu dịch vụ tốt thì không sao cả. Nhưng tình trạng nghẽn lệnh kéo dài gây ảnh hưởng cho NĐT, tôi nghĩ Sở có thể xem xét giảm phí để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư và tạo niềm tin với nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Chí Thành

Dự án CNTT của HOSE chưa hoàn thành là do thiếu quyết liệt

Dự án CNTT của HOSE lâu năm nhưng chưa hoàn thành?

Ông Trần Văn Dũng: Tầm nhìn hệ thống là một vấn đề về nhận thức, khi thị trường đi vào hoạt động thì chúng ta vẫn chưa hình dung hết được về thị trường.

Vấn đề thứ 2 là tính cầu toàn của cơ quan quản lý, muốn có một hệ thống đáp ứng đầy đủ… dẫn tới việc chuẩn bị cho hệ thống có nhiều vấn đề. Khi hình thành dự án là một dự án phức tạp và thiếu kinh nghiệm thực tế về triển khai dự án công nghệ thông tin chứng khoán.

Trong việc chậm trễ cũng có những nguyên nhân chủ quan từ cơ quan quản lý Nhà nước cũng như chủ đầu tư là HOSE. Trong quá trình thực hiện dự án cũng không lường hết tình hình và chưa quyết liệt.

Năm 2000 có quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án, nhưng vẫn chưa có hình dung về hệ thống. Lúc này thị trường còn nhỏ, có hệ thống Thái Lan nên tạm thời dừng dự án. Trong quá trình đó, cơ quan quản lý cũng đã 2 lần thuê tư vấn nước ngoài để lên mô hình thị trường và hồ sơ mời thầu, cũng mất một số thời gian. Lúc này giới hạn về mặt nhận thức trở thành trở ngại, mất nhiều thời gian để định hình hệ thống.

Triển khai dự án, lúc này chỉ triển khai cho HOSE. Nhưng dự án là một dự án tổng thể cho cả Sở giao dịch, VSD, thậm chí thay thế cả hệ thống HNX, đáp ứng cho cả phái sinh, trái phiếu dẫn tới dự án mở rộng ra.

Chúng ta ký được hợp đồng bảo trì với Sở giao dịch Thái Lan, hệ thống lúc này vẫn ổn nên chưa có sự quyết liệt trong triển khai.

Có một điều không may là nhà thầu phụ đối với Sở giao dịch Hàn Quốc có vấn đề, mất rất nhiều thời gian để tìm nhà thầu phụ mới. Đến khi hệ thống đến giai đoạn kết nối, vận hành thử thì xảy ra Covid. Hợp đồng dự án không cho phép thay đổi chi phí dự án, do đó, nếu chuyên gia Hàn Quốc qua phải cách ly thì sẽ phát sinh rất nhiều chi phí. Chúng tôi lúc này cũng không biết xử lý thế nào.

Hiện tại, hệ thống đã đi vào kết nối thử nghiệm, dự kiến tới cuối năm sẽ chính thức vận hành.

Ông Trần Văn Dũng

Vì sao có hiện tượng nghẽn lệnh ở các mốc thanh khoản khác nhau?

Tọa đàm mở đầu với nhiều câu hỏi được đặt ra: Hiện tượng nghẽn lệnh ở các mốc thanh khoản khác nhau (có lúc 10 ngàn tỷ đã nghẽn, có lúc 30 ngàn tỷ không nghẽn)? Không được sửa hủy lệnh, nghi vấn mất công bằng giữa nhà đầu tư với nhau, công ty chứng khoán (CTCK)? Việc kiểm soát lỗi 2G?

Ông Lê Hải Trà: Mỗi hệ thống được thiết kế với tham số khác nhau, hệ thống của HOSE có tham số chính là số lượng lệnh. Năng lực tối đa của hệ thống là 900 ngàn lệnh. Con đường được thiết kế với số 900 ngàn xe nhưng số lượng thực tế vượt quá dẫn tới tắc nghẽn.

Điểm khác biệt là mỗi lệnh không giống xe trên đường mà khác nhau ở tham số lệnh giao dịch. Lệnh 100 cp, 1000 cp, 1 lệnh sửa hủy lệnh đều tính là 1 lệnh. Việc mua 100 cp với giá 10,000 đồng khác với 100 cp có giá 100,000 đồng. Điều đó lý do tại sao nghẽn lệnh lại xảy ra ở các mức giá trị thanh khoản khác nhau.

Vấn đề thứ hai là lệnh phân bổ, khi lượng lệnh ở CTCK đạt giới hạn thì sẽ có tình trạng nghẽn. Do đó, xảy ra trường hợp CTCK này nghẽn, CTCK khác không nghẽn.

Các biện pháp: Nâng lô lên 100 cp đã giúp nâng thanh khoản nhưng thanh khoản tiếp tục tăng nên không hiệu quả. Sở cũng đã tính đến phương án nâng lên 1000 cp nhưng không áp dụng.

Nói về lỗi 2G, khi lệnh nghẽn thì phải chờ ở ngoài hệ thống. Dẫn tới việc lệnh bên trong đã được khớp nhưng lại có lệnh sửa hủy của lệnh đó lại đi vào thì hệ thống phải xử lý. Việc xử lý này có thể dẫn tới sụp đổ hệ thống. Việc kiểm soát để hạn chế lỗi 2G nằm trong phạm vi của Sở với CTCK, khi lỗi 2G ở một CTCK vượt quá giới hạn thì Sở sẽ phải ngắt kết nối giao dịch trực tuyến đối với CTCK đó. Đây là lỗi rất nặng nề. Do đó, Sở phải thường xuyên nhắc nhở các CTCK.

Có hay không sự phân biệt giữa các CTCK với nhau? UBCKNN có thể ra một mệnh lệnh hành chính cấm sửa/hủy, nhưng câu chuyện là nỗ lực cùng nhau để kiểm soát việc đó. Mỗi CTCK sẽ có biện pháp khác nhau dẫn tới sự khác biệt trên thị trường.

Ông Lê Hải Trà

Bài cập nhật

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 24/06: VN-Index chìm nổi cùng bộ ba cổ phiếu nhà Vin (24/06/2021)

>   E1VFVN30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 24/06/2021 (24/06/2021)

>   FUESSV50: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 24/06/2021 (24/06/2021)

>   FUESSV30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 24/06/2021 (24/06/2021)

>   FUESSVFL: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 24/06/2021 (24/06/2021)

>   FUEVFVND: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 24/06/2021 (24/06/2021)

>   FUEMAV30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 24/06/2021 (24/06/2021)

>   FUEVN100: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 24/06/2021 (24/06/2021)

>   HOSE: Foreign Investors Shareholding Data (24/06/2021)

>   TVU: TVU đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần ô tô chuyên dùng Hiệp Hoà (24/06/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật