Dầu gần như đi ngang sau khi chạm đỉnh hơn 2 năm
Giá dầu hầu như không thay đổi vào ngày thứ Hai (14/6), sau khi chạm mức cao nhất trong hơn 2 năm, khi sự gia tăng sản lượng dầu thô tại Mỹ và việc trì hoãn tái mở cửa kinh tế ở Anh đã làm giảm kỳ vọng về tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu và thắt chặt nguồn cung.
Thị trường đã phản ứng tiêu cực với dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) về sản lượng dầu đá phiến, vốn chiếm hơn 2/3 sản lượng dầu của Mỹ, được dự báo sẽ tăng 38,000 thùng/ngày trong tháng 72021 lên khoảng 7.8 triệu thùng/ngày.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent tiến 17 xu lên 72.86 USD/thùng, Hồi đầu phiên, hợp đồng này đạt 73.64 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 4/2019.
Hợp đồng dầu WTI lùi 3 xu xuống 70.88 USD/thùng, sau khi chạm 71.78 USD/thùng trước đó, mức cao nhất kể từ tháng 10/2018.
Vào ngày 11/6, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu toàn cầu sẽ quay trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm 2022, nhanh hơn so với dự đoán trước đây.
IEA kêu gọi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, được gọi chung là nhóm OPEC+, nâng sản lượng để đáp ứng nhu cầu.
OPEC+ đã hạn chế sản lượng để hỗ trợ giá dầu sau khi đại dịch Covid-19 làm cạn nhu cầu vào năm 2020, duy trì mức tuân thủ cam kết chặt chẽ là mục tiêu đã được thống nhất trong tháng 5.
Lượng phương tiện tham gia giao thông đang trở lại mức trước đại dịch ở Bắc Mỹ và nhiều khu vực châu Âu, và nhiều máy bay đang hoạt động khi các lệnh phong tỏa và các lệnh hạn chế khác vì Covid-19 đang được nới lỏng.
Tuy nhiên, nước Anh vào cuối ngày thứ Hai đã hoãn kế hoạch dỡ bỏ hầu hết các lệnh hạn chế còn lại vì Covid-19 trong 1 tháng, do sự lây nhiễm nhanh chóng của biến thể Delta.
An Trần (Theo CNBC)
FILI
|