Thứ Sáu, 18/06/2021 11:28

Cơn sốt hàng hóa hạ nhiệt, một số nguyên vật liệu mất sạch đà tăng từ đầu năm 2021

Đối với những ai đang bàn về cú bùng nổ của hàng hóa, một số thị trường hiện đã xóa sạch đà tăng từ đầu năm 2021.

Hợp đồng tương lai đậu nành đã xóa sạch đà tăng từ đầu năm 2021 sau khi giảm hơn 20% từ đỉnh 8 năm đã xác lập trong tháng 5/2021, trong khi hợp đồng tương lai bắp ngô và lúa mì cũng tụt dốc.

Trong ngày 17/06, chỉ số theo dõi giá ngũ cốc giao ngay của Bloomberg giảm mạnh nhất kể từ năm 2009, nhưng phục hồi phần nào trong ngày 18/06. Một số hàng hóa khác cũng quay đầu giảm mạnh bao gồm bạch kim, nickel, đường và thậm chí là gỗ.

* Giá gỗ tại Mỹ lao dốc hơn 40% từ đỉnh, các công ty từ tích trữ chuyển sang bán mạnh

Trên thực tế, một số thị trường hàng hóa đang trên đà lao dốc, trong khi các hàng hóa khác như dầu thô và thiếc vẫn tăng. Điều này cho thấy những phản ứng khác nhau của các hàng hóa trước quá trình tái mở cửa và hồi phục của nền kinh tế.

Trong khi một số nguyên vật liệu tăng nhờ các nhu cầu mạnh, thì một số khác lại chứng kiến những “cơn gió ngược”, như sự lắng xuống của nỗi lo nguồn cung đậu nành hay sự bất ổn về chính sách tiền tệ như trong trường hợp của vàng và bạc.

Trong tuần này, một số nguyên vật liệu cũng lao dốc vì tín hiệu nâng lãi suất từ Fed, đà tăng của đồng USD và nỗ lực kìm hãm giá hàng hóa từ Trung Quốc. Mới đây, Bắc Kinh cho biết sẽ giải phóng dự trữ kim loại quốc gia để mang giá trở về vùng bình thường, qua đó đẩy mạnh chiến dịch kìm hãm đà tăng giá hàng hóa.

“Tâm lý né tránh rủi ro đang trỗi dậy vì những lời lẽ diều hâu từ phía Fed và chỉ thị từ Chính phủ Trung Quốc trong vài tuần qua”, Michael Cuoco, Trưởng bộ phận kinh doanh quỹ đầu cơ tại StoneX Group, cho hay. “Các gói kích thích từ NHTW đã giúp thị trường hàng hóa tăng mạnh trong mùa xuân năm 2020 và giờ thì đã xuất hiện một chút tín hiệu điều chỉnh”.

Thậm chí một số hàng hóa rõ ràng hưởng lợi từ việc tái mở cửa kinh tế cũng quay đầu giảm, trong đó kim loại đồng sắp ghi nhận tuần tồi tệ nhất trong hơn 1 năm. Tình trạng bù hoãn bán (backwardation) – tức giá kỳ hạn thấp hơn giá giao ngay – ở nhiều hàng hóa và yếu tố mùa vụ là một phần lý do dẫn tới đà giảm gần đây. Trong khi đó, tình hình thời tiết cải thiện tác động tiêu cực tới giá của các mặt hàng nông sản.

- Hợp đồng tương lai đậu nành trên sàn Chicago tăng hơn 2% trong ngày 18/06, nhưng vẫn còn giảm hơn 11% trong tuần qua – tuần giao dịch tồi tệ nhất trong 7 năm. Bắp ngô và lúa mì cũng hồi phục nhẹ sau đà giảm ngày 17/06.

- Nhóm kim loại cơ bản diễn biến trái chiều sau khi lao dốc trong ngày 17/06. Kim loại đồng giảm 0.6% trên Sàn giao dịch Kim loại London và sắp ghi nhận tuần lao dốc mạnh nhất kể từ tháng 3/2020. Nickel tăng 1%, trong khi quặng sắt giảm 0.3%.

- Các kim loại quý hồi phục sau cú rớt mạnh trong ngày hôm trước. Giá vàng thế giới tăng 0.6%, nhưng vẫn sắp ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong hơn 1 năm qua. Giá paladi tăng 1.2% sau cú giảm 11% trong ngày 17/06.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Hợp đồng tương lai vàng giảm gần 5% (18/06/2021)

>   Dầu quay đầu giảm hơn 2% trước lo ngại về nguồn cung (18/06/2021)

>   Nguy cơ dòng vốn tháo chạy khỏi thị trường châu Á khi Fed báo hiệu nâng lãi suất sớm hơn (17/06/2021)

>   Kế hoạch đánh thuế các tập đoàn lớn của G7 lợi hại đến đâu? (17/06/2021)

>   Vàng thế giới giảm hơn 1% sau cuộc họp của Fed (17/06/2021)

>   Dầu Brent tiến gần mốc 75 USD/thùng (17/06/2021)

>   Giá gỗ tại Mỹ lao dốc hơn 40% từ đỉnh, các công ty từ tích trữ chuyển sang bán mạnh (16/06/2021)

>   Vàng thế giới giảm trước dự báo Fed có thể đưa ra kế hoạch thu hẹp (16/06/2021)

>   Dầu Brent tăng 4 phiên liên tiếp (16/06/2021)

>   Doanh nghiệp Mỹ nợ đến 11.200 tỉ USD, các ông lớn Boeing, Carnival đau đầu xoay xở (15/06/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật