Thứ Sáu, 11/06/2021 08:30

Chứng khoán Tiên Phong (TPS) trở lại đường đua

Sau hơn 2 năm tái cơ cấu, CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) đã xóa hết lỗ lũy kế tồn đọng và bắt đầu ghi nhận lợi nhuận. Trong thời gian tới, TPS sẽ triển khai đồng bộ nhiều chiến lược quan trọng nhằm hướng tới nhanh chóng gia nhập TOP 10 công ty chứng khoán trên thị trường và trở thành công ty chứng khoán dẫn đầu về công nghệ.

Chính thức xóa lỗ lũy kế

Với tiền thân là CTCP Chứng khoán Phương Đông (ORS), sau thời gian kinh doanh không ổn định, lỗ liên tiếp 3 năm, ORS bị hủy niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cổ phiếu ORS sau đó giao dịch tập trung trên thị trường chứng khoán cho các công ty đại chúng không niêm yết (UPCoM). Kết thúc năm 2018, ORS đạt doanh thu chỉ hơn 20.5 tỷ đồng và lỗ sau thuế hơn 10.6 tỷ đồng. Tổng cộng mức lỗ lũy kế lúc này lên đến hơn 233 tỷ đồng.

Từ tháng 4/2019, ORS chính thức gia nhập hệ sinh thái của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và đổi tên thành CTCP Chứng khoán Tiên Phong. Kể từ thời điểm bắt đầu tái cơ cấu, TPS đã đạt được những kết quả kinh doanh vượt bậc, thể hiện qua sự tăng trưởng của các chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận, quy mô vốn/tài sản, tỷ suất sinh lời... Cho đến tháng 1/2021, TPS đã chính thức xóa được toàn bộ số lỗ lũy kế tồn đọng từ năm 2018. Đến cuối quý 1/2021, TPS đã ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối được hơn 57 tỷ đồng.

Quá trình tái cơ cấu tại TPS thành công hơn kỳ vọng là do nhiều yếu tố. Sau khi gia nhập và hỗ trợ từ nền tảng TPBank, TPS đã tăng vốn thành công từ 439.6 tỷ đồng lên 1,000 tỷ đồng, điều đó giúp TPS nâng cao tiềm lực tài chính và điều kiện kinh doanh các nghiệp vụ mới, đa dạng hóa nguồn doanh thu. Nổi bật là hoạt động tư vấn thị trường vốn, trong đó tập trung vào tư vấn phát hành trái phiếu, đóng vai trò trọng yếu trong cơ cấu doanh thu và mang lại lợi nhuận đáng kể cho TPS. Ngoài ra, với sự sôi động và khởi sắc của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn gần đây, dòng tiền đầu tư đổ mạnh vào thị trường chứng khoán đã tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của TPS.

Về yếu tố con người, TPS xây dựng được đội ngũ nhân sự có trình độ, chuyên môn cao về nghiệp vụ, tôn trọng đạo đức nghề nghiệp và đề cao các giá trị doanh nghiệp. TPS đã từng bước hoàn thiện xây dựng hệ thống quy chế, quy định nội bộ, cơ chế phân công, phân nhiệm rõ ràng, chi tiết để nhân sự chuyên trách phát huy tối đa vai trò và trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, TPS đã ứng dụng tối đa công nghệ vào vận hành nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động và giảm thiểu rủi ro.

Dù vậy, quá trình tái cấu trúc tại TPS cũng gặp không ít khó khăn. Hoạt động tự doanh, hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ (margin) của TPS mới được cấp phép trở lại từ quý 2/2020, vì vậy nguồn doanh thu từ các hoạt động này chưa cao. Đồng thời, TPS cũng cần thêm thời gian để xây dựng và mở rộng đội ngũ môi giới cũng như mạng lưới kinh doanh. Kỳ vọng là hoạt động môi giới chứng khoán của TPS sẽ hiệu quả hơn trong tương lai gần. Một điểm nữa là, sự cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán trên thị trường ngày càng gay gắt, điều đó ít nhiều là thách thức đối với những cái tên mới như TPS nhưng cũng sẽ là động lực, cơ hội cho TPS phát triển mạnh mẽ hơn.

Những định hướng sau khi tăng vốn lên 2,000 tỷ đồng

Tháng 6/2021, TPS triển khai thực hiện kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu nhằm mục đích tăng vốn điều lệ lên 2,000 tỷ đồng, qua đó bổ sung vốn cho các mảng hoạt động trọng yếu trong định hướng phát triển của TPS, bao gồm bổ sung 1,500 tỷ đồng cho hoạt động giao dịch ký quỹ, 500 tỷ đồng cho các hoạt động tự doanh chứng khoán và các hoạt động khác.

Với lợi thế tận dụng được từ hệ sinh thái TPBank như kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực tài chính, nền tảng công nghệ, mạng lưới kinh doanh và danh mục khách hàng…, TPS hướng đến mục tiêu trở thành một trong những công ty chứng khoán dẫn đầu thị trường, đồng thời phấn đấu tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động của công ty chứng khoán.

Đặc biệt đối với hoạt động dịch vụ Ngân hàng đầu tư, TPS tiếp tục phát huy thế mạnh trong hoạt động tư vấn thị trường vốn, cụ thể là tư vấn phát hành trái phiếu, tư vấn huy động vốn, tư vấn chào bán và niêm yết chứng khoán. Song song đó, TPS sẽ triển khai mạnh mẽ hơn các hoạt động tư vấn M&A, tư vấn thoái vốn… nhằm nâng cao thương hiệu và vị thế TPS trên thị trường. TPS sẽ không ngừng nghiên cứu, thực hiện đầu tư vào các tổ chức, dự án trong các lĩnh vực tiềm năng: Bất động sản, năng lượng tái tạo, sản xuất kinh doanh mặt hàng nhu yếu phẩm.

Đối với việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động môi giới và phân phối, TPS tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, chú trọng phát triển đội ngũ kinh doanh tại Hà Nội và TPHCM, triển khai các sản phẩm, dịch vụ chứng khoán, đầu tư mới có tính ưu việt, đa dạng, phù hợp cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng, cải tiến và nâng cấp thêm các tiện ích giao dịch trên website, ứng dụng (app) trên thiết bị di động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng, hoạt động kinh doanh của TPS luôn được định hướng phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, an toàn tài chính và hạn chế rủi ro tối đa, minh chứng qua việc TPS cẩn trọng xây dựng và quản lý chặt chẽ danh mục cho vay margin, giám sát và thực hiện nghiêm ngặt các quy định về quản lý và xử lý tài sản, tránh tình trạng phát sinh và tồn đọng nợ xấu.

Bên cạnh những hoạt động kinh doanh của Công ty, thì với tinh thần chung tay vì cộng đồng và xã hội, TPS cũng luôn thể hiện trách nhiệm của một doanh nghiệp bằng những hành động thiết thực, góp phần lan tỏa tinh thần “Tiên Phong” và những giá trị tốt đẹp. Minh chứng thêm điều này, TPS đã đóng góp vào Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 với số tiền 5 tỷ đồng để cùng đồng hành, chung sức với Chính phủ sớm hoàn thành chương trình tiêm vaccine cho toàn dân hướng đến chiến thắng đại dịch Covid-19.

Trên nền tảng những thành quả đạt được, cùng với sự nỗ lực và chiến lược đã hoạch định, TPS sẽ tiếp tục chinh phục những cột mốc cao hơn trong chặng đường kinh doanh và vị thế dẫn đầu tại thị trường Việt Nam.

FILI

Các tin tức khác

>   MBB: MB Ban hành Điều lệ sửa đổi (10/06/2021)

>   VPS: Thông báo về việc thay đổi Trưởng bộ phận Kiểm toán nội bộ (10/06/2021)

>   FPTS: Thông báo ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC 2021 (10/06/2021)

>   FPTS: Thông báo ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC 2021 (10/06/2021)

>   NSI: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm 2021 (10/06/2021)

>   CKG: Thông báo giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến người nội bộ CTCP Đầu tư XD HUD Kiên Giang (10/06/2021)

>   MIE: Thông báo về việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn và phòng chống dịch Covid - 19 tại ĐHĐCĐTN năm 2021 (10/06/2021)

>   STT: Tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 (10/06/2021)

>   L45: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 (10/06/2021)

>   MQN: Nghị quyết HĐQT (10/06/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật