Thứ Tư, 16/06/2021 06:10

Áp thuế chống bán phá giá đường nhập từ Thái Lan

Chiều 15.6, Bộ Công thương đã ban hành quyết định 1578, áp dụng biện pháp chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan.

Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá lên 42,99% với đường nhập từ Thái Lan Ảnh: CTV

Cụ thể, các loại mía đường nhập khẩu thuộc mã HS 1701.13.00, 1701.14.00, 1701.99.10, 1701.99.90, 1702.90.91 sẽ bị áp thuế chống bán phá với giá chính thức là 42,99% và mức thuế chống trợ cấp chính thức là 4,65%. Hai loại thuế này là thuế nhập khẩu bổ sung, áp dụng với mía đường nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan, kể cả nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan.

Theo Bộ Công thương, quyết định này có thời hạn 5 năm, hiệu lực từ ngày mai (16.6). Trước đó, kết luận điều tra cuối cùng của cơ quan điều tra xác định một số sản phẩm mía đường Thái có tồn tại hành vi bán phá giá, được trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra; ngành sản xuất trong nước đang chịu thiệt hại đáng kể và có mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bán phá giá và được trợ cấp với thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước.

Để có cơ sở xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp, cơ quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), hoặc chứng từ chứng nhận xuất xứ phù hợp Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), UKVFTA…

Trước đó, ngày 12.5, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) đã tổ chức buổi tham vấn công khai (hình thức trực tuyến) với sự tham gia của 80 đại biểu đại diện cho các nhóm bên liên quan gồm: Chính phủ, doanh nghiệp, hiệp hội của Thái Lan và Việt Nam. Tại buổi tham vấn, đại diện ngành sản xuất trong nước cho rằng ngành mía đường Thái Lan được Chính phủ hỗ trợ từ kiểm soát thị trường nội địa (hỗ trợ mức giá cố định, phân chia thị phần), kiểm soát nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu, hỗ trợ tài chính trực tiếp 1,3 tỷ USD/năm, tài trợ nợ vay, trợ cấp vốn đầu vào nên khi vào Việt Nam đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành nên kiến nghị việc áp thuế.

Nguyên Nga

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Thúc đẩy EC sớm gỡ bỏ 'thẻ vàng' với thủy sản Việt Nam (15/06/2021)

>   Xuất khẩu gạo Việt Nam giảm cả về lượng lẫn giá trị (14/06/2021)

>   Trung Quốc tạm ngừng nhập hàng đông lạnh của Việt Nam (12/06/2021)

>   80.000 tấn gạo xuất theo hạn ngạch của EVFTA có hiệu lực từ 2022 (09/06/2021)

>   Quy định mới của EU về hạn ngạch nhập khẩu gạo Việt Nam trong EVFTA sẽ có hiệu lực từ 2022 (09/06/2021)

>   Chợ mạng đừng "đua" bán trái cây tươi! (07/06/2021)

>   Hàng chục triệu cành hoa Tết Đoan Ngọ ở Đà Lạt ‘tắc’ đầu ra (06/06/2021)

>   Giá lợn hơi lao dốc, thịt lợn ngoài chợ bao giờ mới rẻ? (06/06/2021)

>   Xuất khẩu cao su tăng cao trong 5 tháng đầu năm 2021 (04/06/2021)

>   50 tấn vải thiều đã được xuất khẩu sang Nhật Bản (30/05/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật