Thứ Ba, 25/05/2021 11:18

Phê duyệt phương án bổ sung vốn nhà nước gần 7.000 tỉ đồng cho VietinBank

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).

Việc được chấp thuận bổ sung vốn sẽ giúp Vietinbank tăng cường chỉ số an toàn vốn và tăng trưởng tín dụng. Ảnh: DNCC.

Theo quyết định phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại VietinBank, ngân hàng sẽ được bổ sung hơn 6.977 tỉ đồng theo tờ trình của Ngân hàng Nhà nước để duy trì tỉ lệ sở hữu của nhà nước tại ngân hàng này.

Vốn bổ sung từ nguồn chi trả cổ tức cho cổ đông nhà nước, thông qua việc ngân hàng phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế sau trích lập các quỹ năm 2017, 2018 và phần lợi nhuận sau thuế còn lại của năm 2019 sau trích lập các quỹ và chi trả cổ tức bằng tiền mặt.

Theo báo cáo của Công ty chứng khoán Bảo Việt, VietinBank đã thông qua phương án chia cổ tức năm 2017-2019 bằng cổ phiếu với tỷ lệ là 28,79%.

Còn cổ tức trong năm 2020, đại hội cổ đông thường niên vừa qua của Vietinbank đưa ra hai phương án tùy vào thời điểm hoàn thành việc tăng vốn từ chia cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế, trích quỹ các năm 2017, 2018 và phần lợi nhuận sau thuế, trích quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt của năm 2019.

Tổng vốn dự kiến tăng thêm của VietinBank trong năm 2021 có thể lên đến 10.723 tỉ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 40,8% theo hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu, theo báo cáo của Công ty chứng khoán SSI.

Trước đó, việc chi trả cổ tức từ năm 2017-2019 ở các ngân hàng quốc doanh gây tranh cãi vì Ngân hàng Nhà nước muốn trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn thay vì trả bằng tiền mặt, nhưng không có hành lang pháp lý. Nghị định 121 của Chính phủ ban hành năm ngoái đã cho phép Vietcombank, VietinBank và BIDV có thể tăng vốn điều lệ thông qua phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Việc tăng vốn sẽ giúp các ngân hàng quốc doanh cải thiện lại chỉ số an toàn vốn (CAR) của mình, đồng thời cho phép tăng trưởng tín dụng cao hơn. Chỉ số CAR của VietinBank cuối năm 2020 chỉ đạt mức 8,1% theo Basel II, theo số liệu của SSI, trong khi mức tối thiểu yêu cầu là 8%.

Trong quí 1 vừa qua, tổng thu nhập hoạt động (TOI) và lợi nhuận trước thuế của ngân hàng lần lượt đạt 12.900 tỉ đồng và 8.100 tỉ đồng, lần lượt tăng gần 21% và 171% so với cùng kỳ. Dư nợ tín dụng hầu như không tăng so với cuối năm ngoái, trong khi chi phí trích lập dự phòng giảm 69% so với cùng kỳ, do số dư trái phiếu VAMC đã được xóa và tỷ lệ nợ xấu mới hình thành thấp nhờ có các quy định của Thông tư 03 (hướng dẫn cơ cấu nợ xấu vì dịch bệnh Covid-19).

Dũng Nguyễn

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Eximbank triệu tập ĐHĐCĐ thường niên 2021 lần 2 (25/05/2021)

>   Mất gần 50 triệu đồng sau tin nhắn “tài khoản ngân hàng đã bị khoá” (24/05/2021)

>   Ngân hàng tăng cường huy động vốn qua kênh trái phiếu (24/05/2021)

>   SHB hoàn thành phát hành hơn 175 triệu cp chia cổ tức 2019, nâng vốn điều lệ lên 19,260 tỷ đồng (24/05/2021)

>   Nữ phó phòng ngân hàng xinh đẹp chiếm đoạt hơn 12 tỉ đồng bằng cách đơn giản (22/05/2021)

>   NHNN đang dự thảo rút ngắn thời gian cho vay quá hạn (21/05/2021)

>   Đình chỉ xét xử phúc thẩm kháng nghị tử hình đối với nguyên giám đốc Agribank Bến Thành (21/05/2021)

>   HDBank dự kiến huy động 11,500 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2021  (21/05/2021)

>   USD-Index rơi khỏi mốc 90 điểm (21/05/2021)

>   Thẻ Sacombank Mastercard ra mắt tính năng bảo hiểm mới (20/05/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật