Thứ Tư, 19/05/2021 13:18

Những doanh nghiệp báo lãi quý 1 tăng bằng lần

Trong quý 1/2021, dù đối mặt với đợt bùng phát dịch lần thứ ba nhưng nhờ kiểm soát dịch bệnh nhanh chóng, nền kinh tế Việt Nam đã tạo được nền tảng để các doanh nghiệp trong nước có  thể tăng trưởng mạnh mẽ ngay trong ba tháng đầu năm. Một số doanh nghiệp còn báo lợi nhuận tính bằng lần so với cùng kỳ 2020.

Theo dữ liệu của VietstockFinance, tính đến ngày 07/05/2021, có 955 doanh nghiệp trên sàn HOSE, HNX, UPCoM (chưa kể khối ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2021 và trong đó có đến 191 doanh nghiệp đạt lợi nhuận ròng gấp bằng lần so với kết quả thực hiện trong cùng kỳ năm 2020.

Khóa học Online

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

 💡 Khai giảng: 26/05/2021

💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Tìm hiểu ngay

Xét về quy mô lợi nhuận, có 2 doanh nghiệp đạt mức lãi ròng quý 1/2021 trên 1,000 tỷ đồng, 22 doanh nghiệp đạt mức lãi từ 100-1,000 tỷ đồng và 167 doanh nghiệp đạt mức lãi dưới 100 tỷ đồng.

Đối với nhóm quy mô lợi nhuận trên 1,000 tỷ đồng, nhóm này tăng trưởng bình quân gấp hơn 3 lần cùng kỳ, trong khi ở nhóm 100-1,000 tỷ đồng là gần 5 lần và ở nhóm dưới 100 tỷ đồng là gần 4 lần.

Nhóm doanh nghiệp có mức lãi ròng quý 1 trên 1,000 tỷ đồng

Hai doanh nghiệp thuộc nhóm lãi ròng quý 1/2021 trên 1,000 tỷ đồng và có mức tăng trưởng bằng lần so với cùng kỳ 2020 chính là Tập đoàn VINGROUP (HOSE: VIC)CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG).

Danh sách doanh nghiệp tăng trưởng bằng lần
có lợi nhuận ròng trên 1,000 tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Đối với VIC, doanh thu hợp nhất quý 1 của Công ty tăng 52% so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 23,294 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bán bất động sản tăng 55% nhờ hoàn thành và bàn giao nhà tại 3 dự án Vinhomes Ocean Park, Smart City và Grand Park.

Cùng với đó là mức tăng trưởng 48% từ mảng sản xuất với hai sản phẩm xe hơi VinFast và điện thoại VSmart, trong đó dòng xe VinFast Fadil nằm trong top 10 xe bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam trong quý 1/2021. Hoạt động kinh doanh thuận lợi đã đem về cho VIC hơn 2,000 tỷ đồng lãi ròng trong quý đầu năm 2021, gấp 5 lần cùng kỳ 2020.

Mới đây, VIC chính thức công bố VinSmart sẽ dừng việc nghiên cứu, sản xuất tivi và điện thoại di động để tập trung nguồn lực phát triển các sản phẩm điện tử và các tính năng về “Infotainment” cho ô tô VinFast.

Về phần HPG, không chỉ gấp 3 lần cùng kỳ, mức lãi ròng quý 1 gần 7,000 tỷ đồng của Công ty còn là mức lãi cao nhất trong 191 doanh nghiệp báo lãi bằng lần.

Tăng trưởng lợi nhuận của HPG phần lớn do sản lượng sản xuất lẫn doanh số bán hàng của HPG trong kỳ đều ghi nhận tăng trưởng nhờ tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất thép, đặc biệt là HRC, kết hợp cùng hệ sinh thái giữa các công ty trong Tập đoàn được thể hiện qua doanh thu thuần của Công ty trong kỳ đạt hơn 31 ngàn tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, Công ty còn ghi nhận khoản doanh thu tài chính tăng đột biến với hơn 898 tỷ đồng, gấp 8 lần cùng kỳ nhờ các khoản lãi chênh lệch tỷ giá và tiền gửi, cho vay. Bên cạnh đó, HPG còn ghi nhận khoản lãi phát sinh gần 503 tỷ đồng từ chuyển nhượng các khoản đầu tư.

Doanh nghiệp bất động sản và thép thắng lớn

Nhóm doanh nghiệp có mức lãi ròng quý 1 từ 100-1,000 tỷ đồng gồm 22 doanh nghiệp với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp thuộc hai ngành bất động sản (6 công ty) và thép (5 công ty).

Danh sách doanh nghiệp tăng trưởng bằng lần
có lợi nhuận ròng từ 100-1,000 tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Ở nhóm bất động sản công nghiệp, trong khi Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HOSE: KBC) ghi nhận lãi ròng gấp 11 lần cùng kỳ nhờ doanh thu từ mảng kinh doanh chính về chuyển nhượng và cho thuê đất thì CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (HOSE: IJC) lại báo lãi gấp gần 3 lần nhờ biên lợi nhuận tăng vọt từ 44% lên hơn 56%.

Đối với bất động sản nhà ở, khá thú vị khi ba doanh nghiệp hoạt động trong ngành thuộc danh sách lại ghi nhận tăng trưởng theo ba cách khác nhau.

Với CTCP Bất động sản Thế Kỷ (HOSE: CRE), Công ty ghi nhận lợi nhuận chủ yếu từ doanh thu thuần của mảng đầu tư bất động sản. Trong khi đó, CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) lại có hơn 429 tỷ đồng lợi thế thương mại từ hợp nhất dự án Đồng Nai Waterfront (Izumi) sau khi NLG mua thêm 30% cổ phần từ Keppel Land.

Trong khi đó tại CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG), doanh thu tăng đột biến của Công ty đến từ việc hạch toán các dự án đã triển khai bán hàng trong năm 2020 chứ không hoàn toàn đến từ kết quả kinh doanh trong 3 tháng đầu năm.

Còn đối với nhóm doanh nghiệp thép, tăng trưởng của nhóm này chủ yếu đến từ nhu cầu thị trường tăng cao cùng giá thép “nóng” lên liên tục. Điều này giúp thúc đẩy doanh thu lẫn lợi nhuận quý 1/2021 của nhiều công ty trong ngành lên mức tính bằng lần so với cùng kỳ 2020.

Cụ thể, CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (HOSE: TLH) báo lãi gấp 31 lần cùng kỳ, trong khi đó Tổng Công ty Thép Việt Nam (UPCoM: TVN) ghi nhận gấp 22 lần, CTCP Đầu tư Thương mại SMC (HOSE: SMC) ghi nhận gấp 20 lần, còn ở CTCP Thép Nam Kim (HOSE: NKG) là gấp 8 lần và CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) là gấp 3 lần.

Nhóm doanh nghiệp có mức lãi ròng quý 1 dưới 100 tỷ đồng

Trong 167 doanh nghiệp báo lãi bằng lần có lãi ròng quý 1/2021 dưới 100 tỷ đồng, các doanh nghiệp này đều có mức tăng trưởng ấn tượng nhưng đa số là tăng trưởng từ mức thấp.

Dưới đây là top 20 doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm 167 doanh nghiệp có quy mô lợi nhuận quý 1 dưới 100 tỷ đồng.

Top 20 doanh nghiệp tăng trưởng bằng lần
có lợi nhuận ròng dưới 100 tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Trong 20 doanh nghiệp này có một số cái tên nổi bật như CTCP Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS) – công ty “anh em” với CTCP Tập đoàn FLC (HOSE: FLC); CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (UPCoM: IPA) – công ty nắm gần 27% vốn điều lệ của Công ty chứng khoán (CTCK) VNDirect.

Đối với ROS, dù doanh thu thuần trong kỳ giảm một nửa nhưng nhờ ghi nhận doanh thu từ cho vay tăng và hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn cũng như tiết giảm tất cả  các chi phí nên ROS thu về hơn 18 tỷ đồng lãi sau thuế trong  3 tháng đầu năm, gấp 44 lần khoản lãi 410 triệu đồng hồi cùng kỳ.

Tương tự, IPA dù có doanh thu thuần giảm nhưng kết quả kinh doanh vẫn tăng vượt trội so với cùng kỳ. Các yếu tố thúc đẩy lợi nhuận của IPA bao gồm giá vốn hàng bán giảm đáng kể do Công ty đã ngừng kinh doanh thẻ viễn thông cùng với khoản lãi hơn 82 tỷ đồng từ công ty liên kết – CTCK VNDirect.

* Bức tranh kinh doanh quý 1/2021: Tổng lợi nhuận tăng trưởng 60%

Hà Lễ

FILI

Các tin tức khác

>   MEL: Báo cáo thường niên 2020 (12/05/2021)

>   PEN: Báo cáo thường niên 2020 (12/05/2021)

>   SD9: QĐ của HĐQT về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh Sông Đà 908- Công ty CP SĐà 9 (12/05/2021)

>   ATS: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (12/05/2021)

>   IDV: Nghị quyết Hội đồng quản trị (12/05/2021)

>   DTK: Báo cáo tài chính quý 1/2021 (công ty mẹ) (12/05/2021)

>   CTC: Nghị quyết Hội đồng quản trị (12/05/2021)

>   HJS: Ngày đăng ký cuối cùng để tạm ứng cổ tức năm2020 (12/05/2021)

>   DL1: Báo cáo thường niên 2020 (12/05/2021)

>   DZM: Báo cáo thường niên 2020 (12/05/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật