Thứ Tư, 26/05/2021 11:39

LTG: Kế hoạch lãi thấp liên quan đến phương án trích quỹ dự phòng hàng trăm tỷ đồng?

ĐHĐCĐ thường niên 2021 của CTCP Tập đoàn Lộc Trời (HOSE: LTG) được chú ý bởi kế hoạch lợi nhuận đặt ra năm nay tương đối thấp khi so sánh với mức tăng trưởng mạnh của chỉ tiêu doanh thu. Trong khi đó, các kế hoạch lập quỹ dự phòng rủi ro lại có phương thức trích lập dựa trên phần chênh lệch giữa lợi nhuận thực hiện và chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch.

ĐHĐCĐ thường niên 2021 của LTG được tổ chức trực tuyến tại hai điểm cầu TP HCM và tỉnh An Giang. Trong ảnh là quang cảnh Đại hội tại điểm cầu Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Lộc Trời, tỉnh An Giang.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 tổ chức vào ngày 23/05 vừa qua, Ban lãnh đạo LTG đã đệ trình cổ đông và được thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần gần 14.2 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng đến gần 89% nhưng chỉ tiêu lãi sau thuế chỉ tăng hơn 9% so với năm trước, đạt 400 tỷ đồng.

Trong khi đó, các cổ đông LTG đã bỏ phiếu thông qua việc thành lập quỹ dự phòng rủi ro cho người nông dân có giá trị 360 tỷ đồng và quỹ dự phòng rủi ro do thiên tai dịch bệnh cho cán bộ nhân viên với giá trị 360 tỷ đồng.

Phía LTG cho biết họ là doanh nghiệp nông nghiệp đầu tiên trên thế giới thành lập quỹ riêng để hỗ trợ nông dân trong quá trình triển khai mô hình chuỗi sản xuất nông sản đồng bộ. Trong khi đó, quỹ dự phòng dành cho cán bộ nhân viên lập ra nhằm đảm bảo mức thu nhập ổn định cho người lao động ngay cả trong các trường hợp xấu nhất, khi có biến động lớn về thiên tai, dịch bệnh.

Tuy nhiên, mức kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn nhiều so với mức tăng doanh thu là đáng chú ý giữa bối cảnh Ban lãnh đạo LTG đệ trình cổ đông hai phương án lập quỹ dự phòng rủi ro với phương thức trích lập dựa trên phần lợi nhuận sau thuế vượt kế hoạch thông qua bởi ĐHĐCĐ.

Kết quả kinh doanh của LTG giai đoạn 2014-2020 và kế hoạch năm 2021
Đvt: Tỷ đồng

Bên cạnh kế hoạch theo kịch bản truyền thống, ngay cả ở kịch bản kinh doanh chiến lược mà Ban lãnh đạo LTG đề ra với doanh thu thuần 2021 ở mức rất cao (24,114 tỷ đồng) thì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cũng chỉ dừng ở con số 400 tỷ đồng.

Trong khi đó, hai quỹ dự phòng rủi ro là các khoản tài sản bằng tiền mặt được trích từ lợi nhuận sau thuế nếu LTG hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận dự kiến, cũng như sau khi đã trừ cổ tức và trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi.

Tại tờ trình gửi đến cổ đông, Ban lãnh đạo LTG cho biết sẽ trích 50% từ phần chênh lệch của lợi nhuận sau thuế thực hiện so với mức kế hoạch kinh doanh đã được ĐHĐCĐ thông qua trong năm đó. Thời gian trích lập tối thiểu là 3 năm và tối đa là 10 năm.

Kế hoạch kinh doanh 2021 theo hai kịch bản của LTG
Dù doanh thu điều chỉnh tăng trưởng mạnh, lợi nhuận kế hoạch vẫn giữ nguyên
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2021 của LTG

Tại Đại hội, giữa bối cảnh LTG vừa công bố mức lợi nhuận sau thuế quý 1/2021 là 184 tỷ đồng, cổ đông đã đặt câu hỏi về việc kế hoạch "lợi nhuận cả năm 400 tỷ đồng có thấp quá không?".

Tổng Giám đốc LTG - ông Nguyễn Duy Thuận cho biết nông nghiệp là ngành chịu chi phối bởi thời tiết, dịch bệnh. "Có nhiều yếu tố trong năm 2021 chúng tôi không lường trước được. Do đó, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là lời hứa mà chúng tôi có thể đạt được."

Đối với kế hoạch chiến lược với mức doanh thu thuần 24,114 tỷ đồng, ông Thuận chia sẻ rằng phần lớn trong cơ cấu doanh thu là từ mảng kinh doanh lương thực. "Vai trò chính của ngành lương thực là cung ứng đơn hàng. Lộc Trời không đặt mục tiêu lợi nhuận cho mảng này trong năm 2021. Khi tăng doanh thu nhưng không tăng lợi nhuận thì đặt ra bài toán cân bằng, giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu để đạt mục tiêu chiến lược về tăng quy mô."

ĐHĐCĐ thường niên 2021 của LTG đã thông qua phương án chia cổ tức tiền mặt cho năm 2020 với tỷ lệ 15%. Đối với giai đoạn 2021-2023, mức cổ tức tiền mặt cho cổ đông sẽ ngày càng tăng qua từng năm.

Kế hoạch cổ tức giai đoạn 2021-2023
Nguồn: Tờ trình ĐHĐCĐ thường niên 2021 của LTG

Phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) giai đoạn 2020-2024 với tỷ lệ tối đa 3%/năm được thông qua. Tỷ lệ cụ thể được xác định dựa trên mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế và mức hiệu quả làm ra lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hàng năm của Công ty. Mức giá phát hành dự kiến là 10,000 đồng/cp và các cổ phiếu này sẽ chịu hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm.

Tại Đại hội, cổ đông cũng tiến hành miễn nhiệm và đồng thời giảm số lượng Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024 từ 7 Thành viên xuống còn 5 Thành viên. 2 cá nhân nằm trong danh sách miễn nhiệm là ông Trần Tiến Dũng và ông Phạm Thanh Thọ vốn cũng đã có đơn từ nhiệm từ giữa năm 2020.

Ban Kiểm soát Công ty cũng được thay mới hai vị trí. Theo đó, bà Vũ Hồng Trang và ông Tiêu Phước Thạnh được bầu vào thay thế cho ông Trần Phú Ngọc và ông Nguyễn Tiến Phát.

Thừa Vân

FILI

Các tin tức khác

>   Vietjet chuyển sang tổ chức đại hội trực tuyến vì dịch Covid-19 (26/05/2021)

>   VXB: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (26/05/2021)

>   VXB: Nghị quyết HĐQT về thời gian, địa điểm tố chức ĐHCĐ thường niên năm 2021 (26/05/2021)

>   MBS: Sửa đổi quyết định thành lập chi nhánh công ty chứng khoán – Chi nhánh Bắc Sài Gòn (26/05/2021)

>   SHE: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (26/05/2021)

>   JSI: Thông báo ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC 2021 (26/05/2021)

>   BCG: Nghị quyết HĐQT về việc triển khai phương án chi trả cổ tức năm 2020 (26/05/2021)

>   HBC: Nghị quyết HĐQT về việc thay đổi thời gian và hình thức tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 (26/05/2021)

>   VJC: Thông báo thay đổi ngày và phương thức tổ chức ĐHĐCĐTN năm 2021 (26/05/2021)

>   TVS: Nghị quyết HĐQT về việc bổ sung tờ trình tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49% vào nội dung lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (26/05/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật