Thứ Năm, 13/05/2021 09:00

Lợi nhuận CTCK quý 1: Thị phần không phản ánh hiệu quả mảng môi giới

Thị trường tích cực đã giúp khối công ty chứng khoán (CTCK) có một quý tích cực, tiếp nối thành công của năm 2020. Thị phần môi giới là câu chuyện nổi bật của nhóm này trong quý vừa qua. Thứ hạng thị phần đã có sự đổi ngôi, tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh ở mảng môi giới vẫn chưa có nhiều thay đổi.

* Miễn phí giao dịch chứng khoán, CTCK làm sao để kiếm lời?

CTCK lại thắng đậm trong quý 1

Hòa chung với diễn biến tích cực của thị trường, khối công ty chứng khoán (CTCK) có thêm 1 quý kinh doanh tăng trưởng ấn tượng. Theo dữ liệu của VietstockFinance, lãi ròng của 78 CTCK đạt hơn 5 ngàn tỷ đồng trong quý 1/2021, gấp 13 lần so với cùng kỳ năm trước. (So với mức thấp của quý 1 năm trước. Cùng kỳ, thị trường tiêu cực do dịch Covid-19 bùng phát khiến kết quả của các CTCK giảm mạnh).

Theo giải trình của nhiều Công ty, thị trường diễn biến tích cực với thanh khoản tăng và nhu cầu margin lớn đã giúp các công ty này đạt kết quả tăng trưởng như trên.

Nhìn chung hầu hết các mảng hoạt động chính của CTCK như môi giới, tự doanh và cho vay đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Doanh thu từ môi giới gấp hơn 3.5 lần so với cùng kỳ, đạt hơn 3.5 ngàn tỷ đồng. Lãi tự doanh ghi nhận hơn 3 ngàn tỷ đồng, trong khi cùng kỳ toàn khối phải chịu lỗ hơn 655 tỷ đồng. Lãi từ cho vay và phải thu tăng 64%, đạt hơn 2.6 ngàn tỷ đồng.

Tổng quan KQKD quý 1/2021 của các CTCK
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Thị phần không phản ánh hiệu quả mảng môi giới

Nói riêng về mảng môi giới, mảng hoạt động gắn liền với tên tuổi của các CTCK hưởng lợi trực tiếp từ đà tăng mạnh của thanh khoản thị trường. Trong quý 1, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường đạt gần 18.2 ngàn tỷ đồng/phiên, gấp gần 4 lần cùng kỳ và tăng hơn 77% so với quý liền trước. Số tài khoản mở mới lên tới gần 260 ngàn tài khoản trong quý 1, đưa số tài khoản ở chứng khoán Việt Nam lên trên 3 triệu tài khoản.

Thị trường tăng mạnh đem lại cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với khối CTCK nhất là trong bối cảnh cạnh tranh mạnh ở mảng môi giới.

Trong quý 1, khối này chứng kiến sự đổi ngôi về thị phần môi giới trên sàn HOSE, nơi tập trung phần lớn giao dịch cổ phiếu. Chứng khoán VPS vươn lên dẫn đầu về thị phần ở trên HOSE, vượt qua Chứng khoán SSI. Theo đó, công ty này dẫn đầu trên cả 3 sàn (HOSE, HNX, UPCoM) và thị trường phái sinh.

Câu chuyện cạnh tranh và thị phần ở khối CTCK vốn luôn nóng nay lại càng nóng hơn. Tuy vậy, nói về câu chuyện thị phần, lãnh đạo của một công ty chứng khoán cho rằng thị phần hiện tại ảo khá là nhiều. Hiện tại các CTCK đang thực hiện mua cổ phiếu cơ sở và short sell bằng chỉ số cơ sở để nâng thị phần. Theo lời vị này, một số công ty có thị phần cao nhưng lợi nhuận môi giới rất thấp.

Trong top 10, VPS dẫn đầu doanh thu môi giới, tiếp sau đó là SSI, Chứng khoán TPHCM (HCM), Chứng khoán VNDirect (VND), Chứng khoán Bản Việt (VCI). Thứ tự này tương đồng với thứ hạng thị phần quý 1 trong top 10.

Tuy nhiên, nếu xét hiệu quả của hoạt động môi giới bằng tỷ suất lợi nhuận/doanh thu môi giới thì kết quả lại hoàn toàn khác biệt.

Tỷ suất lợi nhuận gộp từ hoạt động môi giới của VPS, ở mức 16%, khá thấp so với các công ty còn lại dù dẫn đầu về thị phần trong quý 1.

Các CTCK lớn còn lại trong top 10 thị phần sàn HOSE có tỷ suất cao rõ rệt so với VPS. SSI có tỷ suất 41%, HCM đạt 48%, VND đạt 54%. Ở top dưới Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) đạt tỷ suất tới 84%, Chứng khoán FPT (FPTS) đạt gần 60%. Mức tỷ suất này hầu như được các công ty trên duy trì ổn định trong nhiều năm gần đây, đặc biệt là ở VND, HCM và TCBS.

Hiệu quả mảng môi giới của các CTCK top 10 thị phần trên HOSE
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: HOSE, VietstockFinance

Doanh thu môi giới (cột trái) của các CTCK trong top 10 thị phần tương đồng với thứ hạng thị phần, song tỷ suất lợi nhuận gộp từ môi giới không tương đồng

Thị phần và tỷ suất lợi nhuận gộp môi giới của top 10 thị phần HOSE trong 2 quý gần đây
Nguồn: HOSE, VietstockFinance

Nguyên nhân chính khiến tỷ suất lãi gộp mảng môi giới của VPS không tương đồng với doanh thu chủ yếu là do chi phí môi giới của Công ty ở mức cao. Trong quý 1, VPS chi tới gần 377 tỷ đồng cho hoạt động môi giới, gấp 4 lần cùng kỳ.

Ở Chứng khoán Mirae Asset, Công ty chi mạnh cho chi phí nhân viên, chi phí hoa hồng và chi phí môi giới trong quý 1. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận gộp của Công ty cũng bị kéo xuống mức thấp.

Để vươn lên cạnh tranh về thị phần, nhiều CTCK thời gian qua đã triển khai nhiều chính sách như miễn phí giao dịch cơ sở và phái sinh, duy trì mức phí giao dịch thấp hơn các đối thủ hay tung các gói vay ký quỹ (margin) với lãi suất cạnh tranh so với mặt bằng chung trên thị trường. Vì lẽ đó, dù giành được thị phần, những CTCK này vẫn chưa thể hái quả ngọt vì chi phí bỏ ra quá lớn.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   CKV: Nghị quyết HĐQT (13/05/2021)

>   AAV: Nghị quyết Hội đồng quản trị (13/05/2021)

>   HEV: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (13/05/2021)

>   TKA: Báo cáo tài chính năm 2020 (13/05/2021)

>   TKA: Báo cáo thường niên 2020 (13/05/2021)

>   TEL: Thông báo lập danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2021. (13/05/2021)

>   HLB: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 (12/05/2021)

>   HD8: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 (12/05/2021)

>   HD8: Thay đổi điều lệ (12/05/2021)

>   HNI: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 (12/05/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật