Thứ Tư, 05/05/2021 21:15

Gạo Việt xuất sang Anh tăng gần 120% và… mang thương hiệu ngoại

Theo Thương vụ Việt Nam tại Anh, gạo Việt xuất sang Anh tăng mạnh nhưng đều mang thương hiệu của nhà phân phối mà không mang thương hiệu của nhà sản xuất.

Việt Nam nên chọn một số chủng loại gạo chất lượng cao có sản lượng lớn để đặt tên theo hướng đơn giản, dễ nhớ trong chương trình xây dựng thương hiệu gạo quốc giaẢnh: CTV

Cụ thể, trong năm 2020, lượng gạo nhập khẩu vào Anh đã tăng thêm 13,5% từ 671.601 tấn của năm 2019 lên 762.526 tấn. Trong đó, gạo nhập từ Việt Nam tăng từ 1.296 tấn (trị giá 1,295 triệu USD) lên 3.396 tấn (trị giá 2,67 triệu USD) trong cùng thời gian.

Như vậy, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Anh năm 2020 đã tăng ngoạn mục 116% về lượng và tăng 106% về trị giá so với năm 2019. Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Anh cũng cho hay, thị phần gạo Việt Nam tại Anh chỉ chiếm 0,43% năm 2019 và 0,45% năm 2020.

Đáng lưu ý, tuy xuất khẩu gạo vào thị trường này tăng mạnh, nhưng toàn bộ gạo Việt Nam được bán tại Anh quốc đều mang các thương hiệu của nhà nhập khẩu. Chẳng hạn như: Longdan, Golden Lotus, Buffalo (của Longdan Supermarket), Green Dragon (của Westmill UK) và Red Ant (của MediFood).

Thương vụ Việt Nam tại Anh cho rằng, sản phẩm mang thương hiệu của nhà phân phối mà không mang thương hiệu của nhà sản xuất là một trong những tập quán kinh doanh thông thường tại Anh và được luật pháp nước này cho phép. Thế nên, phần lớn gạo Việt Nam tại Anh mang thương hiệu của nhà phân phối chứ không mang thương hiệu của vùng trồng lúa hay thương hiệu của nhà xuất khẩu. Lý do nhà xuất khẩu chưa làm thương hiệu hoặc nhà phân phối sở tại cho rằng thương hiệu riêng của họ có hiệu quả marketing hơn thương hiệu của nhà xuất khẩu Việt Nam, nhất là khi thương hiệu gạo Việt không được người tiêu dùng bản địa biết đến.

Trong môi trường cạnh tranh có lợi cho nhà nhập khẩu hơn nhà xuất khẩu nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường sẵn sàng chấp thuận xuất gạo không có thương hiệu và để cho nhà phân phối sử dụng thương hiệu riêng của họ.

Để có thể tạo ra đột phá thị trường lớn hơn nữa và tăng cường vị thế bền vững cho hạt gạo Việt Nam trên thị trường Anh cũng như các thị trường lớn khác, Thương vụ nhấn mạnh, ngành lúa gạo Việt Nam cần triển khai một chiến lược thương hiệu phù hợp với từng thị trường. Đặc biệt, trong chương trình thương hiệu quốc gia cần lựa chọn một số chủng loại gạo chất lượng cao có sản lượng lớn để đặt tên theo hướng đơn giản, dễ nhớ, dễ phát âm và gắn với địa danh nơi trồng lúa. Chẳng hạn, “gạo Sóc Trăng Việt Nam”, hay tên người tạo ra giống lúa như “gạo Ông Cua” để có thể đăng ký bảo hộ thuận lợi tại nước ngoài. “Hiện tại, gạo ST25 tuy đã được giải thưởng là gạo ngon nhất thế giới năm 2019 nhưng rất ít người dân Anh biết đến và không có nhiều hiệu quả marketing trên thị trường Anh”, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Anh cho hay.

Nguyên Nga

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu nông lâm thủy sản 4 tháng tăng 24.2% (05/05/2021)

>   Rau củ, trái cây TPHCM 'đại hạ giá' dịp nghỉ lễ (01/05/2021)

>   Du khách đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu ăn hải sản, giá cả tăng vọt (30/04/2021)

>   Xuất khẩu cá tra hồi phục sau thời gian dài ảm đạm (29/04/2021)

>   Dâu tây Trung Quốc lại vào Đà Lạt qua sân bay Liên Khương (26/04/2021)

>   Nguy cơ mất thương hiệu gạo ST25 (22/04/2021)

>   Hành tím mất giá kỷ lục, người trồng lao đao (17/04/2021)

>   Ngành rau quả lại đau đầu với bài toán bảo quản (14/04/2021)

>   Trung Quốc gom mua, Việt Nam bán 'vàng trắng' thu bộn tiền (14/04/2021)

>   Thị trường Mỹ chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp (14/04/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật