Thứ Ba, 18/05/2021 09:09

Doanh nghiệp dệt may lo nộp thuế theo nghị định mới

Các doanh nghiệp dệt may nhập nguyên liệu để sản xuất trong nước phải nộp thuế, mang hàng sản xuất được xuất khẩu lại phải đóng thuế. Việc hoàn thuế kéo dài gây khó khăn.

Sau hàng loạt kiến nghị từ các đơn vị thành viên, mới đây, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) gửi công văn đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan nêu lên các vướng mắc và kiến nghị liên quan đến Nghị định 18/2021 ngày 11/3 (thay thế cho Nghị định 134/2016 ngày 1/9/2016).

Theo đó, doanh nghiệp nội địa khi xuất khẩu tại chỗ phải nộp thuế xuất khẩu, trong khi trước đó doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm này về phục vụ sản xuất, xuất khẩu đã phải nộp thuế nhập khẩu.

Dệt may lo 'chạy' tiền nộp thuế theo Nghị định mới ảnh 1
Hàng hóa được nhập khẩu để phục vụ sản xuất, xuất khẩu hiện phải nộp thuế 2 lần. Ảnh: Quỳnh Danh.

VITAS cho rằng việc 2 doanh nghiệp cùng đóng thuế cho một đối tượng hàng hóa là bất cập. Thực tế, hàng nhập khẩu tại chỗ sử dụng để sản xuất xuất khẩu sau cùng cũng xuất ra nước ngoài, không tiêu thụ trong thị trường Việt Nam thì theo quy định tại Luật Thuế xuất nhập khẩu phải được miễn thuế.

"Việc được hoàn thuế sau khi chứng minh là hàng hóa chỉ để xuất khẩu được cho là gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp, vì phải huy động một số tiền lớn để đóng thuế và mất rất nhiều thời gian để hoàn thành các thủ tục nộp và hoàn thuế sau đó", Hiệp hội nhấn mạnh.

Theo VITAS, điều này gây ra sự bất bình đẳng giữa hàng gia công xuất khẩu và hàng sản xuất xuất khẩu. Việc không đánh thuế hàng nhập khẩu để gia công, không ưu tiên doanh nghiệp nhập khẩu và sử dụng vải nội địa để sản xuất xuất khẩu đã khuyến khích các doanh nghiệp gia công thay vì tìm cách nâng cao vị trí của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng, đi ngược lại chiến lược phát triển của ngành.

Do đó, VITAS kiến nghị sửa đổi Nghị định, cho phép miễn thuế nhập khẩu với hàng nhập tại chỗ để sản xuất hàng xuất khẩu, tạo sự bình đẳng giữa hình thức gia công và sản xuất xuất khẩu, khuyến khích doanh nghiệp chuyển sang phương thức xuất khẩu mua đứt bán đoạn (FOB) thay vì khuyến khích gia công.

Lan Anh

ZING

Các tin tức khác

>   Bắc Giang dừng hoạt động 4 khu công nghiệp ‘tâm chấn’ Covid-19 (18/05/2021)

>   Doanh nghiệp vận tải lỗ nặng (17/05/2021)

>   Vé máy bay lễ, Tết sẽ tăng vọt? (17/05/2021)

>   Vụ rao bán thông tin cá nhân của gần 10.000 người Việt: "Hacker có thể làm những phi vụ lớn hơn" (16/05/2021)

>   Khai báo y tế gian dối bị xử lý thế nào? (15/05/2021)

>   Đề xuất bỏ trần giá vé máy bay, nguy cơ ‘bắt tay’ tăng giá, khách lãnh đủ (15/05/2021)

>   Không bỏ vốn, không trữ hàng, tiểu thương tỉnh lẻ vẫn bán hàng như Điện máy Xanh thành phố lớn (15/05/2021)

>   Gần 10% doanh nghiệp thiếu hụt nguồn vốn và dòng tiền kinh doanh (15/05/2021)

>   Có nên 'siết' xuất khẩu thép? (15/05/2021)

>   Thừa điện, giảm giá được không? (15/05/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật